Tâm sự

Khi đàn ông không muốn chia sẻ là họ đã hết yêu?

Đàn ông không muốn chia sẻ rất có thể là họ đang gặp bế tắc, stress và cảm thấy cần thời gian, không gian để họ suy nghĩ và tìm ra lối đi. Đàn ông không giống phụ nữ, họ sẽ muốn tự suy nghĩ& giải quyết vấn đề theo cách riêng của bản thân họ.

  • Cảm giác khi yêu 1 người như thế nào?
  • Bí quyết giữ chồng của Victoria Beckham là gì?

Khi đàn ông không muốn chia sẻ, đó là vấn đề gì?

Tiền là một vấn đề lớn, nhưng nó không phải tất cả, những giá trị mà tiền đại diện trong suy nghĩ của cánh mày râu bao gồm: Giá trị bản thân (đàn ông tin rằng giá trị của mình phụ thuộc rất lớn và tiền); giá trị nhận thức (được xác định bởi cấp trên, gia đình, xuất xứ bản thân); an nin (bảo vệ gia đình, bản thân); thành tích (của bản thân và trong con mắt của người khác) ; tương lai cho con trẻ, đám cưới, kỳ nghỉ…Phụ nữ cũng làm việc để đóng góp cho các hoạt động kia…nhưng hầu hết đàn ông đều cho rằng đây là công việc của họ.

Những gì bạn có thể làm là hãy cùng chia sẻ các hóa đơn, cùng thanh toán các chi phí khác trong gia đình. Cho dù giữ chức vụ hay làm công việc gì, hãy cho chàng biết các chị em rất tự hào về anh ấy. Tuy là những điều nhỏ nhặt, nhưng nó sẽ mang đến ý nghĩa lớn lao.

1/ Đàn ông không chia sẻ khi không hài lòng cuộc sống

Đàn ông ông thường nhìn lại và tự hỏi: Tôi đã làm được gì trong cuộc sống của tôi? Tô đã để lại những gì nếu một ngày tôi biến mất? Liệu có còn ai nhớ tới tôi hay không? Đây có phải phải là những gì tôi muốn? Tôi có hạnh phúc không?…

Hãy nói chuyện với người đàn ông về điều đó mà không đưa ra các phán xét. Chia sẻ với cánh mày râu nguyện vọng ngắn hạn và dài hạn của mình và những gì anh ấy cần để làm cho nó xảy ra.

2/ Người yêu không muốn nói chuyện mất việc

Những thay đổi về công việc, ví dụ trong công ty đang có thay đổi về nhân sự, chàng có thể sợ vị trí của mình bị đe dọa. Trở nên nhạy cảm, dễ bị trầm cảm ở mức độ thấp là triệu chứng điển hình của nhiều người đàn ông khi đối mặt với sự sợ hãi này. Họ có thể dễ bị kích động hay thờ ơ.

khi-dan-ong-khong-muon-chia-se

Đàn ông thường không muốn vợ phải lo lắng về vấn đề của mình, nhưng thực sự hãy để chàng biết sự quan tâm của anh ấy cũng là sự quan tâm của vợ và hai người sẽ tốt hơn là một người khi vượt qua khó khăn. Hãy để chàng cảm thấy an toàn, vui vẻ khi trở về nhà, khi môi trường làm việc khiến anh ấy mệt mỏi và áp lực.

3/ Suy giảm khả năng sinh lý

Đàn ông lo lắng về tuổi tác và sự hấp dẫn của họ. Mất thị lực, mất khả năng sinh lý, mệt mỏi liên tục…áp lực xã hội cùng nỗi lo về tuổi tác khiến các chàng dễ mắc bệnh trầm cảm dẫn tới tử vong..

Đừng biến chồng phải trở thành một người đàn ông cục cằn. Bạn nên tích cực khen ngợi, để anh ấy tự tin về phong độ, sức hấp dẫn của mình. Khéo léo tạo cơ hội, không gian riêng cho hai người để hâm nóng tình cảm và giúp cuộc hôn nhân của bạn luôn tràn đầy sức sống.

4/ Đàn ông không muốn chia sẻ khi bị bệnh

Có thể anh ấy không muốn người bạn đời phải lo lắng hay vất vả đối phó với một căn bệnh tiềm ẩn nào đó nên đàn ông thường ít hoặc hay từ chối các buổi khám sức khỏe với bác sĩ. Nếu trường hợp xấu xảy ra, những cô gái có thể động viên, hoặc dành thời gian cả hai người cùng có một buổi khám sức khỏe tổng thể, cùng nhau theo dõi tình hình sức khỏe để anh ấy không phải chịu đựng nỗi sợ hãi, lo lắng này một mình.

5/ Không làm cho vợ thỏa mãn

Nỗi ám ảnh của phái mạnh trên giường chính là không làm cho người phụ nữ của mình thỏa mãn và điều này khiến chàng cảm thấy mình thật kém cỏi. Bạn nên chia sẻ nhiều hơn những cảm nghĩ của mình trong “chuyện ấy” vì chàng luôn muốn biết đã “làm công việc của mình” như thế nào và cảm giác của bạn như thế nào.

6/ Không phải là một ông bố tốt

Đôi khi con trai của bạn sẽ thấy nói chuyện với mẹ dễ dàng hơn với bố và vô hình chung khoảng cách này khiến chàng lo lắng mình không gần gũi được với con, không phải là ông bố tốt. Tất cả những gì bạn cần làm là cho biết anh ấy đã và đang là một ông bố tuyệt vời như thế nào. Tạo nhiều không gian, các hoạt động của gia đình để chồng có cơ hội được thể hiện vị trí của mình.

Học cách chia sẻ với người yêu

Khi đã trở thành một nửa của nhau thì cả hai rất cần sự động viên của người còn lại vào những lúc gặp sóng gió, thử thách. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng biết cách khiến người ấy vui hơn. Đôi khi, sự quan tâm thái quá có thể khiến người ta thêm rối trí, mệt mỏi, còn thờ ơ sẽ khiến tình cảm nhạt dần…

1/ Lắng nghe và đồng cảm

Không phải lúc nào huyên thuyên nói cũng là điều tốt. Dẫu rằng bạn có buồn vì người ấy gặp khó khăn đi nữa, bạn phải tỏ ra mạnh mẽ chứ không được yếu đuối, ngã gục trước cả người ấy. Hãy học cách lắng nghe, kiên nhẫn chờ đợi. Dù rằng bạn chưa hiểu hết bản chất của sự việc, thì sự lắng nghe chăm chú của bạn lúc này như chia sẻ bớt một phần gánh nặng cho người ấy vậy. Khi đã thấu hiểu, bạn mới bắt đầu khuyên và động viên được

2/ Tránh khuyên những lời sáo rỗng

Giả sử người ta đang gặp áp lực trong chuyện học, thì đừng khuyên kiểu như “thất bại là mẹ thành công”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, hoặc “lên lớp”, hay trách cứ người ta rằng: “Cậu ngốc quá, chuyện bé xíu cũng không vượt qua được thì sau này làm sao đối diện với chuyện lớn?”, “Tại sao cậu không nghĩ đến bản thân mình mà tự làm khổ mình vậy?”, “Cậu có nghĩ đến những người quan tâm cậu không?”. Áp đặt suy nghĩ như thế, bạn đã dần đánh mất hình tượng và khiến người ta cảm thấy thất vọng khi đã chia sẻ nỗi buồn với bạn. Sự thấu hiểu thật sự cần thiết, và có thấu hiểu thì mới biết khoan dung. Vậy nên, hãy nói bằng những lời từ chính đáy lòng bạn, lấy bạn (hoặc những trường hợp cụ thể) ra làm ví dụ, và vẽ nên một bức tranh lạc quan, sau đó cho người ấy tham gia vào bức tranh ấy. Bên cạnh đó, hãy im lặng đúng lúc, và tạo cho người yêu cảm giác bình yên, chẳng hạn như dẫn người ấy đi thả diều để quên hết muộn phiền, hay đơn giản là đạp xe dạo phố chẳng hạn, có ích hơn rất nhiều so với việc bạn rót vào tai người ta hàng chục lời khuyên nhưng vô dụng.

3/ Luôn theo sát cảm nhận của người ấy

Bạn nên hiểu rằng, tình cảm có thể chi phối khá nhiều trong những hoạt động khác nhau trong đời sống. Và có thể chính tình cảm khiến người ấy cảm thấy áp lực hơn. Thế nên thay vì lo lắng sốt vó hay nghĩ vẩn vơ, bạn hãy chú ý cảm nhận của người ta thông qua quan sát thái độ và lắng nghe người ta nói. Nếu người ấy cảm thấy chưa vui vẻ, bạn đừng tỏ ra cáu gắt, bực mình, mà hãy hướng người ta đến một suy nghĩ khác, chẳng hạn như kể về tuổi thơ của bạn, hoặc dẫn người ta đi ăn, kể một câu chuyện vui nào đó trong lớp. Nên nhớ, việc này chỉ nên làm trước việc khuyên bảo, làm sau có thể sẽ rất phản tác dụng. Khi người ta đang cần lời khuyên mà bạn cứ nói những chuyện đâu đâu cốt để người ta vui thì thất bại thảm hại rồi đấy Tuyệt đối tránh nhắc về tình cảm hay thể hiện sự yêu thương vào lúc này. Người ta không có tâm trạng đâu. Thậm chí người ta còn có thể suy nghĩ tiêu cực rằng, chính bạn là nguyên nhân khiến người ta gặp rắc rối đấy! Chỉ nên chia sẻ kiểu như một người bạn thân đích thực mà thôi

tu khoa

  • hoc cach chia se voi nguoi khac
  • khi dan ong khong muon chia se
  • cach an ui nguoi yeu

About the author

Blog Phụ Nữ