Làm Đẹp

5 siêu thị giá rẻ ở Nhật dành cho chị em săn hàng sale off

Nếu có cơ hội đến Nhật, nhất định bạn phải ghé thăm 5 siêu thị giá rẻ này: Big-A, Gyomu super market, Biesa, The Big và Trial. Với hệ thống các cửa hàng đại lí trên toàn nước Nhật, các siêu thị này chuyên kinh doanh sỉ và lẻ các sản phẩm thực phẩm, quần áo, đồ dùng gia đình tới cả quần áo, dụng cụ thể thao..

  • 5 chai nước hoa hồng của Nhật hot nhất 2017
  • Sữa tắm trắng da White Conc 360ml của Nhật

Top 5 siêu thị giá rẻ tại Nhật nên ghé thăm

1/ Siêu thị ビッグ・エー (Big-A )

Đây là chuỗi siêu thị bán rẻ và có nhiều cửa hàng thứ 2 tại Nhật (225 cửa hàng tập trung ở các tỉnh Saitama, Chiba, Kanagawa, Ibaraki, Osaka và Tokyo).

5-sieu-thi-ban-re-o-nhat-1

Đặc điểm:

  • Bán từ thực phẩm tới các đồ dùng thiết yếu hàng ngày.
  • Hầu hết các cửa hàng của chuỗi siêu thị này đều hoạt động 24/24h.
  • Cửa hàng không to bằng các siêu thị thông thường nhưng to hơn cửa hàng tiện lợi (kombini).
  • Hầu hết các cửa hàng đều có bán các loại đồ uống có cồn.
  • Không dùng được thẻ Credit card ở các cửa hàng trong chuỗi siêu thị này.
  • Nếu bạn dùng túi của siêu thị thì bạn sẽ phải mua với giá 10 Yên/túi.
  • Có sản phẩm tự sản xuất (tức là mang nhãn hiệu Big-A)

Về mức độ rẻ của Big-A: Mình lấy ví dụ một số đồ thường dùng với giá tương ứng tại Big-A như sau:

  • 豆腐 (đậu phụ): 30円
  • 納豆 (đậu phụ thối): 50円/3 pack
  • Chuối: 80円/3~5 quả
  • Sủi cảo 餃子(loại chưa rán): 130円
  • Sữa: 150円
  • Nấm: 1 pack dưới 100 yên, thi thoảng có giá 50 yên.

2/ Siêu thị 業務スーパー (Gyomu super market)

Đây là chuỗi siêu thị do công ty Kobe Bussan mở ra. Chuỗi siêu thị này có tới 771 cửa hàng trên toàn quốc và là chuỗi siêu thị chuyên bán thực phẩm.

5-sieu-thi-ban-re-o-nhat-2

Đặc điểm:

  • Bản thân tên gọi của chuỗi siêu thị này dễ làm người ta hiểu rằng siêu thị chỉ bán buôn, phục vụ những người mua số lượng lớn. Tuy nhiên, những người tiêu dùng bình thường cũng là đối tượng phục vụ của chuỗi siêu thị này.
  • Đặc điểm của chuỗi siêu thị này là hàng hoá được đóng trong các kiện khá lớn và bao bì khá đơn giản. Đấy cũng là lý do vì sao giá tại siêu thị này rẻ hơn. Bên cạnh đó, trong chuỗi siêu thị này các bạn có thể thấy nhiều đồ đã chế biến sẵn hoặc đã sơ chế và nhiều sản phẩm khá lạ, ít thấy ở các siêu thị khác.

Nên mua gì ở chuỗi siêu thị này?

Mặc dù đồ trong siêu thị này rẻ nhưng lại được đóng thành từng pack khá lớn. Nếu các bạn mua pack lớn rồi không dùng hết để hỏng thì sẽ phí và thành ra không được tiết kiệm được như đã nghĩ. Vậy thì chúng ta nên mua gì ở siêu thị này để có tránh lãng phí?

  • Những đồ mà ở trong có chia thành các túi nhỏ: Một khi mở túi thì thực phẩm sẽ nhanh hỏng. Vì thế nên những đồ mà có chia thành các túi nhỏ thì chúng ta có thể dùng tới đâu mở tới đó, không ảnh hưởng tới những túi chưa mở. Ví dụ như các túi ふりかけ(đồ trộn với cơm) như thế này:
  • Những đồ có thể chia ra và bảo quản đông lạnh được: Có nhiều thực phẩm có thể bảo quản lâu hơn nếu cho vào ngăn đông lạnh thay vì ngăn làm mát, ví dụ như thịt giăm bông. Các bạn có thể tự chia những thực phẩm kiểu này ra thành các túi với lượng vừa với mỗi lần ăn để bảo quản và dùng trong khoảng 1 tháng.
  • Một số loại thực phẩm đã được chế biến qua mà bình thường bạn cần tốn khá nhiều thời gian để chế biến, ví dụ như hành phi, cà tím rán. Vì để chế biến những thứ này không chỉ tốn thời gian mà còn tốn kha khá điện/gas nữa. Ví dụ với cà tím rán, bạn có thể cho vào món Cari, Hamburger….
  • Các loại rau đã được cắt ra và chưa chế biến: Các bạn có thể thấy ở những siêu thị bình thường cũng có bán các loại rau đã cắt sẵn, chưa chế biến và đông lạnh, nhưng tại chuỗi siêu thị này bạn sẽ tìm được cả những loại mà siêu thị bình thường không thấy có. Giá của các loại rau cắt sẵn này cũng rất rẻ, ví dụ như hành tây cắt sẵn giá 78 yên/túi
  • Mua pack với số lượng phù hợp: Ví dụ こんにゃく có túi 5 kg với giá 278 Yên nhưng nếu bạn không thể dùng hết 1.5 kg cho một lần (vì こんにゃく mở ra rồi thì khó bảo quản) thì bạn có thể mua loại bé hơn, 250gram với giá 58 yên.

Những đồ mà rẻ hơn so với siêu thị thông thường với cùng kích cỡ: Ví dụ như豆腐 (đậu phụ) 29 Yên, mỳ Udon, Soba với giá 19 yên một túi.

3/ Siêu thị トライアル (Trial)

Tiếp sau Big-A, chuỗi siêu thị Trial là chuỗi siêu thị giá rẻ và có nhiều cửa hàng thứ 3 ở Nhật. Trial khởi đầu ở tỉnh Fukuoka và tới nay có tới 209 cửa hàng, nhưng khác với Big-A, Trial phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh hơn.

5-sieu-thi-ban-re-o-nhat-3

Đặc điểm của chuỗi siêu thị Trial:

  • Các cửa hàng của chuỗi siêu thị này thường ở dạng Super Center, tức là có diện tích khá lớn (3000~4000m2). Ngoại trừ tỉnh khởi nghiệp là tỉnh Fukuoka thì các cửa hàng khác của chuỗi siêu thị này đều to và chủ yếu nằm ở ngoại ô. Hơn một nửa số cửa hàng trong hệ thống Trial hoạt động 24/24h (tính từ thời điểm tháng 11/2016).
  • Các sản phẩm có trong siêu thị Trial: Trial bán từ thực phẩm tươi sống tới nhu yếu phẩm gia đình, quần áo đến đồ điện gia dụng. Trong Trial bạn còn có thể tìm thấy cả khu bán đồ 100 yên (100円均一コーナ) , khu bán đồ dành cho thú cưng (ペットショップ), khu nướng bánh (ベーカリーコーナー) để nướng, ví dụ nướng pizza ngay tại đó (mất khoảng 15 phút với giá 960 Yên cho một cái pizza 8 miếng).
  • Có thể đặt hàng qua mạng: Bạn có thể đặt hàng qua mạng để chuyển đồ về nhà mà không cần tới siêu thị từ site sau: http://www.trial-netstore.com/products/product_list.php. Tuy nhiên, khu vực các tỉnh Hokkaido, Aomori, Akita, Iwate, Okinawa, Rito thì Trial chỉ nhận đặt hàng qua điện thoại.
  • Nếu đặt hàng dưới 2000 Yên các bạn sẽ phải chịu thêm phí vận chuyển 450 Yên.
  • Thứ 6 hàng tuần thẻ tích điểm của Trial (トライアルポイントカード) sẽ được cộng point gấp 3 lần.

Trial có sản phẩm tự sản xuất mang nhãn hiệu プライスロックオン商品 (Price lock-on product) và クオリティロックオン商品 (Quality lock on product), chủ yếu là thực phẩm và đồ uống như mỳ cốc (カップラーメン), kim chi (キムチ), rượu táo (サイダー), trà (日本茶)…

Về mức độ rẻ của Trial:

  • Thực phẩm đông lạnh (冷凍食) hàng ngày đều sale off chỉ còn nửa giá (tại các siêu thị bình thường các bạn cũng thấy có ngày sale off thực phẩm đông lạnh tới nửa giá nhưng tại Trial bạn sẽ thấy thực phẩm đông lạnh sale off 50% hàng ngày).
  • Trà Ô long(烏龍茶) loại 2l:89 Yên
  • Dầu hạt cải (キャノーラ油) loại 1000ml: 199 Yên
  • Mì spaghetti (スパゲティ) loại 1kg: 179 Yên
  • Ngoài ra các bạn có thể check trước tờ rơi của siêu thị để biết giá các sản phẩm: http://chirashi.valueinfosearch.net/store/trial/

4/ Siêu thị ザ・ビッグ (The Big)

The Big có 182 cửa hàng phân bố ở nhiều tỉnh trên toàn quốc, trong đó nhiều nhất là ở Hokkaido (16 cửa hàng). Đây là chuỗi cửa hàng discount (ディスカウントショップ) do tập đoàn Aeon vận hành. Các bạn có thể tìm siêu thị The Big gần nhà mình từ site sau: http://www.mv-tokai.com/thebig/

5-sieu-thi-ban-re-o-nhat-4

Đặc điểm của chuỗi siêu thị The Big:

  • The Big bán từ thực phẩm tươi sống tới quần áo, nhu yếu phẩm hàng ngày
  • Các siêu thị The Big thường có diện tích khá lớn, từ 1,000m2~5,000m2.

Bên cạnh sản phẩm mang thương hiệu của Top Value (トップバリュ) của Aeon, tại The Big các bạn còn thấy các sản phẩm mang thương hiệu Best Price (ベストプライス)
Ngoài cái tên The Big, các bạn sẽ thấy còn 2 hệ thống siêu thị khác cũng thuộc cùng chuỗi với The Big là:

  • ザ・ビッグ エクスプレス(The BIG Express): Là chuỗi siêu thị quy mô nhỏ hơn (khoảng 1000m2) nằm trong nội thành và phân bố rộng rãi trên cả nước, tập trung nhiều ở tỉnh Mie.
  • ザ・ビッグ エクストラ (The BIG EXTRA): có quy mô lớn hơn The BIG Express, hàng hoá đầy đủ phong phú hơn, phân bố trên cả nước và tập trung nhiều ở các tỉnh Nagano, Gifu.

The Big cũng có các đặc trưng như các cửa hàng thuộc tập đoàn Aeon, đó là:

  • Có ngày hội cám ơn Khách hàng (お客様感謝デー): Vào ngày này, các bạn đưa thẻ Aeon Card khi mua sắm thì sẽ được giảm giá (bao nhiêu % đó) trên tổng số tiền mua sắm.
  • Có ngày hội mua sắm hấp dẫn (tạm dịch) (お客様わくわくデー): Vào ngày này, nếu các bạn sử dụng tiền điện tử 電子マネー「WAON」thì sẽ được cộng gấp đôi số điểm WAON.

Tiền điện tử 電子マネー「WAON」 là gì?

電子マネー「WAON」là một loại thẻ do Aeon Retail phát hành. Với mỗi 200 Yên mua hàng, các bạn sẽ được cộng 1 point vào thẻ này và được gọi là WAON point. Ngoài point khi mua sắm các bạn còn có thể nhận được point thưởng (ボーナスポイント) khi mua hàng tại các cửa hàng của tập đoàn Aeon. Do Aeon liên kết với nhiều công ty khác nên các bạn có thể sử dụng point này ở khá nhiều cửa hàng, không chỉ ở các cửa hàng của tập đoàn Aeon mà còn ở một số các chuỗi cửa hàng khác, ví dụ như Yoshinoya (吉野家), hoặc đổi point của bên công ty khác thành WAON point và ngược lại. Các bạn cũng có thể nạp tiền vào thẻ này để sử dụng. Ngoài ra các bạn còn thấy một số các loại hình dịch vụ WAON khác như liên kết giữa Mobile WAON (モバイルWAON) và thẻ Credit card.

Về mức độ rẻ của The Big:

Các sản phẩm được bán trong The Big thường có giá rẻ hơn 20~30% so với các cửa hàng Aeon thông thường hoặc Maxvalu.
Các sản phẩm mang thương hiệu Best Price (ベストプライス) của The Big là nhóm sản phẩm với tiêu chí tới tay người dùng với giá cả hợp lý nhất.

Một số ví dụ giá thực phẩm trong The Big:

  • Súp lơ xanh (ブロッコリー) : 95 Yên/1 cây
  • Củ cải (大根): 75 Yên/1 cây
  • Cá thu đao (さんま): 55 Yên/ 1 con

5/ Siêu thị Beisia (ベイシア)

Beisia cũng là một chuỗi siêu thị bán rẻ tiếp theo trong danh sách. Beisia có 139 cửa hàng trên toàn quốc, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Gunma với 42 cửa hàng và phân bố rộng rãi ở các tỉnh phía Đông Nhật Bản, ngoại trừ Hokkaido.

5-sieu-thi-ban-re-o-nhat-5

Đặc điểm của siêu thị Beisia:
Beisia bán từ thực phẩm, quần áo, đồ dùng gia đình tới cả quần áo, dụng cụ thể thao.

Hệ thống Beisia gồm các loại cửa hàng sau:

  • Beisia Super Center (ベイシアスーパーセンター) : bán những thứ cơ bản gắn liền với đời sống hàng ngày: thực phẩm, quần áo. Tính tới tháng 9/2011 đã có 42 Beisia Super Center với diện tích từ 6,000m2〜8,000m2.
  • Super Maket (スーパーマーケット): bán thực phẩm và những đồ dùng hàng ngày hay phải mua đi mua lại như bột giặt, nước rửa bát, thức ăn cho thú cưng…Đây là chuỗi cửa hàng có tôn chí là cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, tươi sống, an toàn tới người tiêu dùng với giá rẻ. Diện tích của các cửa hàng từ 2,500〜3,000m2.
  • Food Center (フードセンター): Chủ yếu bán thực phẩm, bên cạnh đó cũng bán hàng hóa tiêu dùng trong cuộc sống. Diện tích Food Center rơi vào khoảng 4,000〜5,000m2. Khu vực bán thực phẩm gần như bằng với Super Center. Nhiều cửa hàng Beisia Food Center nằm cạnh cửa hàng Cainz (カインズ).
  • Beisia Mart (ベイシアマート): là chuỗi cửa hàng có diện tích nhỏ từ 500〜800m2, chủ yếu bán thực phẩm tươi sống và các thực phẩm đã chế biến, phân bố ở những khu vực khó đi tới các cửa hàng lớn, khu vực đông dân cư.
  • Fashion Center – World Sports (ファッションセンター・ワールドスポーツ): Bán quần áo và các đồ dùng, dụng cụ thể thao.

Khác với phần lớn các siêu thị khác, giá ghi trên các sản phẩm trong siêu thị Beisia là giá đã bao gồm thuế. Có sản phẩm tự sản xuất.

Về mức độ rẻ ở Beisia:

  • Ngoài việc bán các thực phẩm thông thường với giá rẻ, các sản phẩm của chính Beisia sản xuất cũng được đánh giá là có giá tốt.
  • Có một bảng so sánh giá giữa giá của sản phẩm của nhà sản xuất khác và sản phẩm tượng đương của Beisa như sau:
  • Nhìn vào bảng này thì Sữa chua 450 gram của nhà sản xuất khác có giá 136 Yên, trong khi sữa chua 450 gram của Beisia chỉ có giá 98
  • Yên.Mayone 450 gram của nhà sản xuất khác có giá 236 Yên, trong khi sản phẩm tương đương của Beisa có giá 178 Yên.
    Và còn rất nhiều ví dụ khác.

Tu khoa:

  • quần áo sale off tphcm
  • cách mua hàng h&m online
  • zara sale vào tháng mấy
  • h&m nước nào rẻ nhất

About the author

Blog Phụ Nữ