Theo như khuyến cáo của bộ ý tế, bất cứ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, thế nhưng đây lại là vẫn đề chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay, bệnh huyết áp thấp đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, bắt gặp chủ yếu là ở chị em phụ nữ. Đối với 1 sô thì không sảy ra bất cứ vấn đề gì, thế nhưng rất nhiều người rơi vào tình trạng chóng mặt và ngất xỉu, nặng hơn là đe dọa tính mạng nếu không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả vấn đề liên quan đến huyết áp thấp như: khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Huyết áp thấp là gì? Huyết áp bao nhiêu được coi là thấp?
Ngay trong phần đầu tiên này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến 2 vấn đề mà người đọc đang rất quan tâm và chưa có câu trả lời như: Huyết áp thấp là gì? Huyết áp bao nhiêu được coi là thấp?
Vậy huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp trên cơ thể bạn bị giảm 1 cách đột ngột dưới mức bình thường 90/60 mmHg. Lúc này thể tích máu trong cơ thể bị giảm đi vì mạch bị co. Chúng là thước đo lực của máu tác động vào thành động mạch. Được đo bằng dụng cụ chuẩn theo milimét thủy ngân. 2 con số về huyết áp bạn có thể đo được là:
»» Đối với huyết áp tâm thu: Là áp lực của tim ép máu vào động mạch. Giai đoạn này trong động mạch chịu áp lực cao nhất
»» Đối với huyết áp tâm trương: Tim nằm giữa nhịp đập và máu. Lúc này qua tình mạch, máu chẳng ngược về tim. Lúc này trong động mạch chịu áp lực thấp nhất
Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên, việc không có biện pháp chữa trị kịp thời gây ảnh hưởng lớn đến tim, liên quan đến thành kinh hoặc tuyến nội tiết. Rất nhiều người, khi bị giảm huyết áp đã bị ngất, choáng
Huyết áp bao nhiêu được coi là thấp?
Người mắc bệnh huyết áp thấp khi chỉ số ở mức 90 / 60mmHg hoặc có thể thấp hơn đó rất nhiều. cụ thể là
»» Nếu con số số hiện trên màn hình phía trên là 90 hoặc có thể ít hơn thì đây là báo hiệu bạn mắc bệnh huyết áp thấp
»» Nếu con số số hiện trên màn hình phía dưới là 60 hoặc thấp hơn thì đây là báo hiệu bạn mắc bệnh huyết áp thấp
Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp
Theo như ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về huyết áp và tim mạch có chia sẻ. Huyết áp thấp đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Sau đây là các nguyên nhân gây ra căn bệnh đáng ghét này:
⇒ Nguyên nhân thứ nhất gây ra bệnh huyết áp thấp là phản ứng nược lại với thành phần của thuốc. Bao gồm thuốc gây tê, thuốc ngừa canx, thuốc gây mê, thuốc lợi tiểu, thuốc nitrat, thuốc chữa thần kinh, thuốc chữa trầm cảm…hoặc thuốc chữa bệnh huyết áp.
⇒ Nguyên nhân thứ 2 do cơ thể mất nước hoặc có nhiều cơn choáng và ngất
⇒ Nguyên nhân thứ 3 chuyển tư thế đột ngột như đang ngồi bỗng dưng đứng dậy hoặc đang nằm – ngồi dậy.
⇒ Nguyên nhân thứ 4 là liên quan tới việc mang thai
⇒ Nguyên nhân thứ 5 là do bệnh đái tháo đường, nếu bạn không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu sẽ dẫn đến bệnh huyết áp
⇒ Nguyên nhân thứ 6 là do bệnh nội tiết gây đi tiểu nhiều lần, dẫn đến tình trạng mất nước.
⇒ Nguyên nhân thứ 7 choáng vì rối loạn tim, đau thắt ngực bất thường
Triệu chứng nhận biết mắc bệnh huyết áp thấp
Đối với 1 số người bệnh, huyết áp thấp có thể tiềm ẩn không bọc phát, thế nhưng khi giảm 1 cách quá đột ngột các bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như sau
Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
Triệu chứng đầu tiên khi bị bệnh huyết áp thấp là đau đầu dữ dội hoặc rơi vào tình trạng mê sảng. Chứng đau đầu này sẽ ngày càng trở nên nặng hơn khi bạn hoạt động hoặc làm việc quá sức. Mỗi bệnh nhân sẽ có tính chất và đau đầu khác nhau như vừa đau đầu vừa bị nhức…
Bị ngất thường xuyên
Khi tình trạng bệnh huyết áp của bạn ở mức độ nghiêm trọng sẽ có triệu chứng ngất xỉu thường xuyên. Nếu không cải thiện và kịp thời phòng tránh triệu chứng này thì những cơn ngất đột ngột sẽ dẫn đến chấn thương hoặc bị gãy xương. Bạn hãy thử tưởng thượng, nếu bạn đang đi xe máy mà đột nhiên bị ngất ngã xuống đường thì nguy hiểm đến thế nào.
Thiếu tập trung
Thiếu tập trung hay tập trung kém là triệu chứng có thể là do ảnh hưởng của bệnh huyết áp thấp. Khi cơ thể hạ huyết áp sẽ khiến cho máu không di chuyển được đến máu, dẫn đến máu không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động bình thường. Vì thế, đây chính là 1 trong những nguyên nhân cản trở sự tập trung của người bị huyết áp.
Mờ mắt
Những bệnh nhân bị huyết áp thấp trầm trọng sẽ có dấu hiệu bị suy giảm thị lực, mất thính giác gây mờ mắt. Để cải thiện được tình trạng này một cách tốt nhất thì lúc cảm thấy mờ mắt thì bạn hãy ngồi xuống nghỉ ngơi 1 lúc để thị lực và huyết áp trở lại bình thường.
Buồn nôn
Người bị huyết áp thấp luôn có cảm giám buồn nôn mà không có nguyên nhân gì. Biện pháp khắc phục hiệu quả nhất lúc này đó là uống một cốc nước chanh đường, hoặc nhấm nháp quả chanh khi đã bóc vỏ.
Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
Khi bị huyết áp thấp, người bệnh thường có cảm giác tê chân tay, da lạnh hoặc nhợt nhạt. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do cơ thể không duy trì đủ lượng máu cad oxy đến da. Để cải thiện được trường hợp này, thì bạn nên uống một chút nước nóng để tạo nhiệt cho cơ thể.
Nhịp thở nhanh, nông
Khi huyết áp của bạn xuống thấp dẫn đến tình trạng nhịp thở nhanh và nông do cơ thể bị thiếu oxy.
Mệt mỏi
Mệt mỏi vào buổi sáng hoặc mệt cả ngày, chân tay không còn sức sống, chân tay bị tê. Nếu bạn ngủ một giấc thì tình trạng này sẽ trở nên tốt hơn.
Luôn có cảm giác hoa mắt, chóng mặt
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thường xuyên xuất hiện là luôn có cảm giác hoa mắt, chóng mặt vào những lúc thay đổi vị trí sau khi nằm, đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi đó, bạn sẽ thấy xung quanh đang xoay tròn, không thể kiểm soát được hình vi của mình. Do đó, nếu bạn gặp phải tình trạng này thường xuyên thì hãy đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời nhé.
Ngoài ra bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp thường có tâm trạng mệt mỏi, buồn bã. Hơn thế nữa, việc bổ sung lượng quá nhiều trong 1 ngày cũng là 1 triệu chứng cảnh báo có cơ sở đó nhé
Các phương pháp điều trị bệnh huyết áp thấp
Hiện nay người mắc bệnh huyết áp thấp tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Việc không điều trị kịp thời khiến bệnh nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bất cứ lúc nào. Bản thân là người trong cuộc đã tính chứng kiến, khi mẹ nuôi mắc phải căn bệnh này. Mẹ đã bị ngất lịm đi, rất may phát hiện kịp thời được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Vậy nên, nếu bạn có người nhà mắc phải căn bệnh này thì hãy tham khảo ngay các phương pháp điều trị bệnh huyết áp thấp chúng tôi chia sẻ dưới đây
Điều trị bệnh huyết áp thấp bằng Đông Y
Để trị dứt điểm bệnh huyết áp thấp bằng thuốc Đông Y thì bạn hãy sử dụng một số thảo dược sau: Quế Chi, Thục Địa Hoàng, Trương Thị Thăng Áp Thang và Kỳ Thang…bạn nên uống thuốc đúng giờ. Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp với châm cứu để cải thiện huyết áp, lưu thông khí huyết.
Việc sử dụng thuốc Đông Y không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả. Không những thế, còn giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể.
Điều trị huyết áp thấp bằng thuốc Nam
Từ thời xa xưa, nhiều người biết đến và sử dụng thuốc nam để điều trị huyết áp thấp như:
»» Nghệ – tinh bột nghệ: Trong nghệ có chứa curcumer lớn – đây là chất có tính kháng viên giúp đảm bảo lượng máu được ổn định trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn giúp quá trình trao đổi chất và huyết áp được cân bằng. Vì thế, bạn hãy sử dụng nghệ tươi để chế biến các món ăn hàng ngày.
»» Dâu tằm: Trong dân gian lưu truyên rằng, rễ dâu tằm được sử dụng như vị thuốc chữa huyết áp thấp. Bạn có thể nầu món canh cá diếc cùng với lá dâu tằm để cải thiện bệnh hiệu quả.
»» Quế: Trong quế có chứa có chứa hàm lượng Ca, Fe, Mg giúp lưu thông khí huyết, từ đó giúp ổn định và ngăn ngừa bệnh huyết áp hiệu quả
»» Gừng tươi: Đây là nguyên liệu hàng đầu có công dụng rất tốt trong việc trị bệnh huyết áp thấp được đông đảo người bệnh sử dụng. Vì thế, khi bạn thấy chóng mặt, hoa mắt hoặc buồn nôn thì chỉ cần ngậm một chút gừng tươi hay cốc trà gừng sẽ nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng.
Điều trị huyết áp thấp bằng Tây Y
Một số loại thuốc tây Y được sử dụng điều trị bệnh huyết áp thấp được bác sĩ chỉ định là:
»» Heptamyl: Đây là loại thuốc có công dụng hỗ trợ tim mạch và điều trị bệnh huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, Heptamyl khuyến cáo không được sử dụng cho những trường hợp tăng huyết áp và cường giáp.
»» Pantocrin là thuốc nước được điều chế từ nhung hươu có công dụng bồi bổ cơ thể. Hiện nay, sản phẩm này có 2 dạng loại cồn nước để tiêm hoặc dạng ống
Cách phòng tránh bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp có thể de dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó biện pháp phòng tránh bệnh huyết áp để bảo vệ sức khỏe phải áp dung như chia sẻ của các cụ “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” Và để ngăn ngừa căn bệnh tiềm ẩn này, bạn hãy thực hiện như sau
Chế độ dinh dưỡng
»» Ăn mặn hơn so với bình thường.
»» Ăn đủ bữa, đặc biệt phải ăn bữa sáng
»» Hạn chế bổ sung tinh bột
»» Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều protein, vitamin C
»» Tránh dùng thức ăn lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…
»» Uống thật nhiều nước
Cuối cùng bổ sung thật nhiều trái cây. Vậy các bạn có muốn biết huyết áp thấp nên ăn trái cây gì không. Nếu muốn hãy bấm ngay vào bài viết dưới đây
Về sinh hoạt
»» Ngủ đủ giấc, trinh bình 7 đến 8 tiếng trên 1 ngày
»» Sau khi ngủ dậy, cần thực hiện 1 cách từ từ. Khi ngủ nhơ gối đầu thật cao
»» Luôn giữ tinh thần thảo mái, nên tắm nước nóng để máu dễ lưu thông
»» Thường xuyên tập thể dục, các bài tập nhẹ như đi bộ, cầu lông, bóng bàn. Nên tránh các môn thể thao tốn sức như: đá bóng, nhảy, điền kinh
»» Đặc biệt lưu ý, không hoạt động ngoài trời nhiệt độ cao.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ đến bạn hết sức chi tiết các vấn đề xung quanh bệnh huyết áp thấp: khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa… Hiểu được vấn để sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn. Biết được cách phòng tránh, sẽ khiến bạn không mắc phải căn bệnh đáng ghét này. Chúc thành công
Leave a Comment
You must be <a href="http://blogphunu.vn/wp-login.php?redirect_to=http%3A%2F%2Fblogphunu.vn%2Fhuyet-ap-thap%2F">logged in</a> to post a comment.