Mang Thai

[ Hỏi – Đáp ] Bà Bầu Có Nên Tắm Nắng Hay Không ? Có Lợi Hay Hại

Nhiều bà bầu thường lo lắng vì bệnh loãng xương khi mang thai và tìm nhiều cách để cải thiện lượng canxi cơ thể nhận được, trong đó có tắm nắng. Tuy nhiên, bà bầu tắm nắng thường xuyên có thực sự tốt như bạn nghĩ? Dưới đây là một số lời khuyên cho các mẹ bầu khi tắm nắng

1. Một số nghiên cứu về việc tắm nắng khi mang thai

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sản và Phụ khoa của Anh trong năm 2005 cho thấy, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong ba tháng đầu có thể dẫn đến trẻ sơ sinh được sinh ra với trọng lượng sinh thấp hơn. Tuy nhiên sau kỳ tam cá nguyệt này thì việc tắm nắng là cần thiết.

Riêng một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa của Mỹ thì cho rằng, khoảng 70 % phụ nữ mang thai ở Mỹ đã có mức độ thiếu hụt Vitamin D. Và vitamin D là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thiếu Vitamin sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh thở khò khè ở trẻ em.

bà bầu có nên tắm nắng không

giải đáp – bà bầu có nên tắm nắng không ?

Trong khi đó, các nhà khoa học lại xác nhận việc đón nhận ánh nắng mặt trời buổi sớm giúp tăng hàm lượng vitamin D – một loại vitamin kết hợp với canxi để xây dựng khung xương vững chắc.

Một dự án nghiên cứu kéo dài 18 năm của Đại học Bristol đã tìm hiểu sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở các bà mẹ của 7.000 đứa trẻ trong vòng 3 tháng mang bầu cuối cùng. Tiếp đó, ở tuổi lên 10, những đứa trẻ này được đo mật độ xương và chụp X quang xương. Từ đó đưa ra một kết luận cho thấy vitamin D từ ánh nắng vô cùng quan trọng trong việc tạo xương ở trẻ nhỏ, ngay cả khi ở trong tử cung.

2. Tắm nắng như thế nào là đúng?

Ánh nắng chứa lượng vi tamin D tốt nhất là cuối hè, đầu thu. Đó là thời gian ánh nắng mặt trời cung cấp vitamin nuôi dưỡng cơ thể nhiều nhất. Và những đứa trẻ được sinh ra trong thời gian có ánh nắng trung bình cao hơn 1cm so với những đứa trẻ khác sinh ra vào những tháng ít ánh nắng.

Tuy nhiên, trong những thời điểm khác (không phải cuối hè, đầu thu), tắm nắng mỗi ngày vẫn tốt vì ánh nắng mặt trời giúp da sản xuất vitamin D. Nhưng nên tắm nắng trong khoảng nửa giờ mỗi ngày và tránh khi nắng gắt. Vào mùa xuân và mùa thu có thể tắm nắng từ 8 – 10 giờ hoặc 15 – 17 giờ. Nếu là mùa hè tắm nắng lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30, sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi và uống nước bổ sung.

Để tránh hại da, các bà bầu nên tắm nắng vào buổi sáng (tốt nhất là từ 7-8 giờ sáng). Khi tắm nắng nên mặc ít quần áo, mỏng thoáng. Sau đó, tùy theo tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da tiếp xúc với ánh nắng.

mang thai tắm nắng

Khi mang thai có nên tắm nắng không các mẹ !

3. Lời khuyên dành cho các mẹ bầu khi tắm nắng

Trong ba tháng đầu, mẹ bầu có thể thấy những thay đổi trên làn da của mình như da khô và nhạy cảm hơn hoặc trở nên nhờn, dễ nổi mụn. Làn da dễ nhạy cảm hơn với tia UVA (UVB) khi mẹ bầu đang mang thai. Hãy tránh ánh nắng mặt trời, nhất là vào ban trưa. Nên mặc quần áo dài, rộng rãi để các tia cực tím không xuyên qua da của mẹ bầu được.

Quá trình mang thai có thể gây da sậm màu, vì thế, cần sử dụng kem dưỡng ẩm với SPF (chỉ số chống nắng) ít nhất là 15 (ngay cả những ngày u ám hay trong mùa đông). Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy nốt ruồi, tàn nhang, núm vú trở nên sẫm màu hơn; nốt ruồi và những nốt tàn nhang mọc nhiều hơn. Điều này thông thường là tạm thời vì chúng sẽ mờ dần sau khi sinh. Tương tự, những đường sọc màu đen có thể xuất hiện trên bụng và thường mất hẳn sau khi sinh bé.

Cơ thể chúng ta sản sinh hầu hết vitamin D từ ánh nắng mặt trời, chứ không phải từ thức ăn, song việc tiếp xúc với nắng không đúng cách lại gây tranh cãi bởi nó có thể gây nên hiện tượng ung thư da. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bà bầu trong mùa hè nên tận dụng thật nhiều ánh nắng mặt trời bằng cách đi dạo ngoài trời, thậm chí sưởi nắng nhưng là nắng non (nắng sớm). Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh khuyến cáo phụ nữ mang bầu nên bổ sung 10 microgram vitamin D mỗi ngày.

Ngoài vấn đề bà bầu tắm nắng thì bạn cũng cần biết cách chăm sóc bà bầu đúng cách để có thể nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh và bản thân bà mẹ cũng an toàn. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bà bầu Tại Đây

About the author

Blog Phụ Nữ

Leave a Comment