Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là điều mà chẳng một bậc phụ huynh nào mong muốn còn mình mắc phải. Nhất là khi khả năng điều trị khỏi là vô cùng mong manh nếu phát hiện trễ, nó có thể đe dọa một cách trực tiếp đến sự sống của con bạn. Để giúp các bậc làm cha mẹ bổ sung nhiều kiến thức quan trọng về dấu hiệu, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin được phép chia sẻ những thông tin liên quan đến căn bệnh nguy hiểm này đồng thời hướng dẫn cách để bảo vệ con mình tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn đầy ác tính của loại bệnh nhiễm trùng máu.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện và được phát hiện ngay sau khi sinh, nhưng nhiều trường hợp có thể sẽ phát hiện muộn hơn khoảng từ 2 đến 4 tuần sau khi chào đời. Với tốc độ phát triển cực kỳ nhanh của loại vi khuẩn ác tính này bên trong cơ thể của trẻ, nếu không được các bác sĩ lên phát đồ cho bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ. Theo các chuyên gia sức khỏe trẻ sơ sinh hàng đầu thế giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, trong đó phải kể đến:
Chịu sự tác động từ sức khỏe của mẹ:
Hiểu nôm na chính là do trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ đã mắc phải một số chứng bệnh rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng ống dẫn nước tiểu, vì không được điều trị hoặc phát hiện khi thai nhi đã gần chào đời. Nên việc bào thai lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ nhau thai người mẹ, đã bị vi khuẩn này xâm nhập tác động đến sự vận động của hệ tuần hoàn, sự chuyển hóa thành máu trong cơ thể của trẻ.
Nhiễm trùng máu do quá trình sinh sản:
Quá trình sinh sản của phụ nữ là một giai đoạn cực kỳ khó khăn và đau đớn, thời gian dài ngắn là điều không ai có thể biết trước được. Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh sẽ tăng cao nếu như thời gian đỡ đẻ quá lâu, bị vỡ nước ối. Dụng cụ lẫn không gian đỡ đẻ không sạch sẽ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào da và qua dây rốn. Thông thường, vi khuẩn này sau khi vào được cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ hình thành nên bệnh dạ dày, đường ruột, viêm màng não, tấn công vào hệ tuần hoàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến máu.
Nhiễm bệnh sau khi sinh:
Phụ thuộc vào vấn đề vệ sinh cho con trẻ, nếu dây rốn bị nhiễm trùng hoặc vệ sinh không sạch sẽ tấn công vào hệ hô hấp, tiêu hóa và bài tiết sau đó chặn đường hình thành và vận chuyển máu.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có nguy hiểm không
Những loại vi khuẩn thường gặp gây ra bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh như: vi khuẩn que ruột già, tụ khuẩn cầu, tụ khuẩn cầu biểu bì, khuẩn que mủ xanh. Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn và cơ quan mà chúng tấn cống sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên dấu nhiều thường thấy ở trẻ bị mắc nhiễm trùng máu là viêm da, phát ban đỏ. Sốt cao trên li bì, nhiều trường hợp cơ thể sẽ hạ xuống 34 đến 35 độ. Trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy cấp, bỏ bú, thở khó, khóc không thành tiếng. Da có dấu hiệu vàng hoặc chuyển màu xanh, nhiều vùng bầm tím xuất hiện trên lưng hay vùng đùi non.
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh phải công nhận thực sự nguy hiểm. Cần đưa đến cơ sở y tế để nhận được sự điều trị chuyên nghiệp. Nhiễm trùng máu gây ra rất nhiều những biến chứng và di căn đến nhiều cơ quan trên cơ thể.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu
Trẻ em luôn là những đối tượng dễ mắc bị nhiều loại vi khuẩn tấn công nhất, chúng lợi dụng sức đề kháng yếu ớt của trẻ con gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm. Chúng đã gây nên sự đe dọa nhất định với sự sống vừa mới được nảy nở. Là một người mẹ, liệu bạn đã biết cách để bảo vệ con mình thoát khỏi lưỡi dao của tử thần và cho con một cuộc sống khỏe mạnh.
Ngày nay, khoa học đã thay bạn giải quyết những lo lắng khi con không may bị mắc bệnh nhiễm trùng máu. Thông thường, bác sĩ sẽ mất khoảng 4 đến 5h đồng hồ để xét nghiệm lâm sàng, chẩn đoán xem trẻ có bị bệnh không. Trước tiên, bác sĩ sẽ làm giảm tình trạng co giật, mất nước và sốt cao của trẻ sau đó mới tiến hành điều trị bệnh.
Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Ngay từ khi trong thai kỳ, sản phụ nên kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ thể, đồng thời phát hiện những nguy cơ truyền nhiễm bệnh từ bạn sang con do sự tác động của những loại nấm ký sinh và vi khuẩn. Ngoài ra khi chăm sóc con, cần chú ý khâu vệ sinh thật sạch sẽ, để tránh trường hợp bị nhiễm trùng qua đường rốn và da.
Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay, bạn đã có thêm kiến thức bảo vệ con mình tránh khỏi bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.
Sau khi đọc xong bài viết này chúng tôi khuyên bạn nên đọc thêm bài viết Các Bệnh Hay Mắc Phải Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Chữa Trị để củng cố thêm kiến thức khi bé mắc phải một căn bệnh nào đó.
Bài viết này được viết bởi Đoàn Thị Mai CEO tại http://blogphunu.vn
Leave a Comment
You must be <a href="https://blogphunu.vn/wp-login.php?redirect_to=https%3A%2F%2Fblogphunu.vn%2Fbenh-nhiem-trung-mau-o-tre-so-sinh%2F">logged in</a> to post a comment.