Chăm Sóc Thai Nhi

Cách tắm cho trẻ sơ sinh khoa học và an toàn

Với nhiều người lần đầu làm cha, làm mẹ, thì việc tắm cho trẻ sơ sinh trở thành một thử thách lớn. Vì bé còn quá nhỏ, mà chúng ta lại chưa có kinh nghiệm. Việc chăm sóc cho bé từ việc nhỏ nhất, không chỉ cần một tình yêu thương bao la, mà còn cần cả sự khéo léo, kỹ năng và kiến thức cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà vừa khoa học vừa dễ thực hiện.

 

Tắm cho trẻ sơ sinh là thử thách khó của nhiều người lần đầu làm cha mẹ

Tắm cho trẻ sơ sinh là thử thách khó của nhiều người lần đầu làm cha mẹ

Tắm cho trẻ vào thời gian nào là hợp lý?

Trẻ sơ sinh là trẻ ở độ tuổi từ 0 – 6 tháng tuổi, trẻ còn đang rất nhỏ, sức đề kháng còn non yếu. Vì vậy, việc lựa chọn thời điểm, thời gian tắm cho trẻ sao cho khoa học. Các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

  • Thời gian tốt nhất trong ngày là từ 10 – 11 giờ sáng hoặc khung giờ từ 3 – 5 giờ chiều, vào mùa đông, nên từ 3 – 4 giờ chiều.
  • Thời gian tắm mỗi lần: Không nên tắm lâu, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi chỉ nên 4-5 phút/ lần, trẻ trên 3 tháng có thể tắm lâu hơn, từ 5-10 phút/ lần.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và dễ dàng

Cách tắm cho trẻ sơ sinh, ban đầu có vẻ phức tạp, khiến các phụ huynh “lóng ngóng chân tay”. Tuy nhiên, thử thách ấy sẽ dễ dàng hơn khi các ông bố, bà mẹ áp dụng các bước thực hiện và nắm rõ một số lưu ý khi tắm cho bé yêu.

Các bước tắm cho trẻ sơ sinh

  • Chuẩn bị: Sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc nếu không có thể dùng nước tắm từ cây sài đất, chè xanh, mướp đắng, cỏ mần trầu, lá khế,…;  nước ấm; chậu tắm; quần áo; tã lót; 2 khăn nhỏ; khăn to lau khô; dầu tràm; bao tay, bao chân; cồn sát trùng; bông y tế; nước muối sinh lý;…

 

Một số đồ dùng cần chuẩn bị trước khi cho bé tắm

Một số đồ dùng cần chuẩn bị trước khi cho bé tắm

  • Thực hiện tắm cho bé:
  • Cởi quần áo, tã lót của bé
  • Ngồi xổm và đặt bé lên đùi, một tay đỡ dưới gáy, một tay nhúng khăn sạch vào nước tắm.
  • Lau mặt: Vắt bớt nước, lau sạch mặt, nhất là vùng mắt, miệng và hai bên tai.
  • Gội đầu: Nhúng khăn ướt xoa lên đầu con làm ướt tóc, xoa sữa tắm lên, dùng tay massage nhẹ nhàng trên đầu bé. Sau đó dùng nước sạch làm sạch đầu bé. Lưu ý, tránh để nước vào tai, bạn có thể dùng tay bịt tai lại. Cuối cùng dùng khăn sạch khô lau khô đầu bé.

 

Gội đầu cho bé tránh để nước vào tai bé

Gội đầu cho bé tránh để nước vào tai bé

  • Từ từ cho bé vào chậu tắm, vẫn một tay đỡ dưới gáy bé. Nhẹ nhàng tắm cho bé, lấy ít sữa tắm xoa đều trên mình bé, từ cổ, bụng, nách, hai tay, chân, lưng,…. Nếu bé chưa rụng rốn cần tránh rốn và thao cần cần nhanh.
  • Cho bé vào chậu nước ấm sạch khác và rửa qua các bộ phận.
  • Nâng bé lên, đặt vào khăn tắm để lau khô
  • Mặc quần áo, bao tay, bao chân, tã, mũ,…
  • Sau khi tắm:
  • Với bé chưa rụng rốn: Lau khô, dùng nước muối sinh lý và bông y tế vệ sinh. Sau đó dùng bông thấm cồn sát trùng lau xung quanh rốn để tránh nhiễm trùng.
  • Nhỏ mắt, nhỏ mũi cho bé.
  • Xoa chút dầu tràm vào lòng bàn chân, lồng ngực và xung quanh rốn (với bé đã rụng rốn)
  • Vào mùa đông, sau tắm nên ôm bé vào lòng để ủ ấm.

 

Nhỏ mắt, mũi của trẻ sau khi tắm

Nhỏ mắt, mũi của trẻ sau khi tắm

Các lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Nên dùng chậu tắm chuyên dụng, không quá to hoặc quá nhỏ.
  • Cần chuẩn bị đủ các vật dụng cần thiết trước khi cho trẻ tắm và để gần 
  •  Nơi tắm nên kín gió, nhiệt độ thích hợp là 24-26 độ.
  • Nước tắm ấm vừa phải, khoảng 32 độ, không được quá nóng hoặc lạnh.
  • Không nên quá lạm dụng sữa tắm, dùng liều lượng ít hoặc thi thoảng đổi sang nước tắm từ thảo dược.
  • Với trẻ chưa rụng rốn cần thao tác nhanh, lau khô rốn và vệ sinh rốn sau tắm.
  • Tất cả các đồ dùng cho trẻ tắm như chậu, ca cốc,…cần thường xuyên vệ sinh, đánh rửa sạch sẽ và để riêng ra, không dùng chung lẫn với người lớn.
  • Không để bé đói quá hoặc vừa bú xong đã cho tắm. Nếu trong quá trình tắm bé khó chịu, la khóc thì cố gắng tắm nhanh.
  • Vừa tắm xong không cho bé ra nơi có gió to.

Như vậy, với các hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh và một số lưu ý cần chú ý mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin bổ ích. Chúc các bé luôn được khỏe mạnh và được mọi người chăm sóc, yêu thương.

 

About the author

Blog Phụ Nữ

Leave a Comment