Mang Thai

[ 10 Bí Kíp ] Chăm Sóc Bà Bầu Một Cách Khoa Học Và An Toàn ?

Sức khỏe bà bầu là một mối quan tâm vô cùng quan trọng, vậy chăm sóc như thế nào để bạn trải qua 40 tuần thai kỳ diệu một cách an toàn và khỏe mạnh? Sau đây BB-Care dịch vụ chăm sóc sau sinh xin gửi tới các mẹ những kiến thức chăm chóc bà bầu khoa học nhất.

chăm sóc bà bầu khoa học và an toàn

Hướng dẫn các chàng cách chăm sóc bà bầu khoa học và an toàn

1: Chăm sóc bà bầu ba tháng đầu

Chăm sóc bà bầu ba tháng đầu thường chú ý nhiều đến việc “đối phó” với ốm nghén và khuyến khích ăn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.

Theo các nghiên cứu chuyên khoa, có tới 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai, phải chịu đựng cảm giác khó chịu do ốm nghén hoành hành.

Để đối phó với ốm nghén, bà bầu nên chú ý đến việc nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa những đồ ăn nhiều mỡ, nhiều gia vị hoặc chiên (rán). Nên uống đủ lượng nước 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Đừng để bụng đói. Hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh xa những mùi khó chịu. Nên ăn thực phẩm khô như bánh quy, bánh mì.

Nên áp dụng nguyên tắc “ói kệ ói, ăn vẫn ăn” để chăm sóc bà bầu ba tháng đầu thai kỳ. Nên ăn bữa ăn phụ có chứa hàm lượng protein cao trước khi đi ngủ, để giảm nguy cơ ghê cổ, buồn nôn vào sáng sớm hôm sau.

Đến với môi trường có không khí trong lành, thoáng đãng để giảm cảm giác hoa đầu chóng mặt.

chăm sóc bà bầu đúng cách

bà bầu nên đi dạo để tạo cảm giác thoải mái

Đi dạo cùng bà bầu là các để giúp bà bầu thư giãn và giảm các cơn ốm nghén

Đừng suy nghĩ quá nhiều, đừng lo lắng quá nhiều. Sự lo lắng có thể dẫn đến hiện tượng stress, kéo theo là hiện tượng co thắt tử cung, rất có hại cho thai nhi.

Tránh xa những câu chuyện buồn hoặc những câu chuyện kinh dị.

Những người thân nên chăm sóc bà bầu ba tháng đầu bằng việc kể những câu chuyện vui, tạo không khí thoải mái để bà bầu không bị mắc cỡ khi ói “vô tổ chức”.

Uống trà gừng, ngậm 1 lát gừng nhỏ mỗi buổi sáng có thể giảm nguy cơ nôn ói.

Hướng dẫn chăm sóc bà bầu an toàn

Hướng dẫn chăm sóc bà bầu an toàn – hình ảnh minh họa

Tránh những món ăn chứa nhiều muối. Nên tập thể dục nhẹ nhàng và đi bộ hàng ngày.

Mỗi ngày bạn nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng Vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén và giúp thai phụ phòng được chứng cảm lạnh.

Sau khi ăn 30-45 phút mới nên uống nước, ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn, uống nước chanh tươi, dùng thêm vitamin B6… là những cách giúp bạn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho em bé trong bụng trong những tháng đầu.

Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.

Kiến thức cho mẹ

Việc chăm sóc bà bầu ba tháng đầu cần chú ý đến việc uống thêm khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một viên đa sinh tố trong đó có cả acid folic. Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh, con không có chân, tay.

2: Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa không thể thiếu việc cung cấp đến bà bầu những thông tin về tư thế ngủ, vận động bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khám thai định kỳ, để mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tầm vóc và trí tuệ của trẻ trong tương lai.

Khi ngủ, nên nằm nghiêng sang trái nhiều hơn. Theo giải thích của trưởng nhóm nghiên cứu Tomasina Stacey thuộc Khoa sản và phụ khoa của trường đại học Auckland, người mẹ ngủ ở tư thế ngửa hoặc nghiêng sang phía phải trong thời gian dài có thể đã gây cản trở lượng máu truyền cho thai nhi và khiến thai bị chết yểu. Ngược lại, ngủ nghiêng sang bên trái có thể giúp phụ nữ giảm đáng kể nguy cơ thai bị chết yểu so với những tư thế ngủ khác. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện có một mối liên hệ mật thiết giữa việc ngủ nhiều trong ngày hoặc ngủ nhiều hơn mức trung bình vào buổi tối với các trường hợp thai chết yểu. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thai chết yểu là 1,96/1000 trường hợp ở những người phụ nữ ngủ nghiêng sang trái; so với 3,93/1000 trường hợp ở những bà mẹ không ngủ ở tư thế này.

Bà bầu nên nằm nghiêng trái và kẹp thêm chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối để trọng lượng cơ thể được chia đều. Lúc thức dậy, nên chống tay và nghiêng người ngồi dậy từ từ. Lúc bước xuống giường, đưa hai chân xuống trước rồi chống tay để nâng người thẳng lên trước khi bước hẳn xuống đất.

Ba tháng giữa thai kỳ bà bầu chú ý về việc ngồi, đứng, đi

Ngồi cũng phải đúng cách, quan trọng là tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau. Khi làm việc văn phòng phải ngồi lâu, sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ. Nếu đi xe đường dài, thỉnh thoảng cần xoa bóp bắp chân để các khớp và cơ chân không bị tê mỏi, chuột rút…

chăm sóc bà bầu giữa thai kỳ

hướng dẫn chăm sóc bà bầu giữa thai kỳ an toàn

Khi ngồi, bà bầu nên lót một chiếc gối sau lưng

Động tác cúi người phải hết sức cẩn thận, khi cái thai bước sang tháng thứ 6 trở đi, cột sống người mẹ sẽ phải mang một trọng lượng lớn, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu. Vì thế tốt nhất là tránh cúi người, nếu phải cúi để nhặt vật gì đó nên khuỵ hai đầu gối thấp xuống trước, sau đó từ từ ngồi xuống và chỉ hơi cúi nhẹ về phía trước.

Nếu công việc đòi hỏi đứng nhiều, chú ý để trọng tâm chia đều cho hai chân bằng cách đứng thẳng chân ngang bằng vai, có thể vừa đứng vừa tập thể dục cho bàn chân và các cơ. Chẳng hạn như bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra, lần lượt đặt từng chân lên xuống trên một chiếc ghế thấp…

Đi bộ rất cần thiết cho các bà bầu vì đi bộ làm các cơ ở chân khỏe hơn, máu lưu thông tốt hơn. Không chỉ vậy, đi bộ còn giúp các cơ vòm bụng săn chắc rất có lợi khi sinh, đồng thời hạn chế nguy cơ làm biến dạng các ven. Tuy nhiên, khi đi bộ nên đi chậm mang giầy vừa chân, đế bằng và thấp. Nếu thấy mệt, nên ngồi nghỉ ngơi vài phút rồi mới tiếp tục.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ về tư thế ngủ và vận động không chỉ tạo nên thói quen tốt mà còn mang đến sức khỏe tốt nhất cho bà bầu và thai nhi.

3: Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ về tinh thần và thể chất để chuẩn bị tốt nhất cho giây phút quan trọng nhất của thai phụ là đón chào bé ra đời.

Chuẩn bị cho mẹ một sự tâm trạng hoàn toàn tự tin “vượt cạn” thành công đồng thời tránh tất cả mọi bất trắc có thế xảy đến với bé trong quá trình sinh trưởng. Đây cũng là giai đoạn mà bà bầu ngày càng cảm thấy người mình trở nên “nặng nề” hơn, việc vận chuyển đi lại, đứng lên, ngồi xuống khó khăn hơn vì thai đã lớn và đang lớn thêm rất nhanh.

chăm sóc bà bầu cuối thai kỳ

hướng dẫn chăm sóc bà bầu cuối thai kỳ – hình minh họa

Càng giữ tâm trạng thoải mái bà bầu càng vượt cạn dễ dàng hơn

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối về tinh thần

Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi sinh Các tâm lý sợ hãi, lo lắng, vội vàng khi sinh con đều có ảnh hưởng không tốt đến người mẹ và đứa con. Việc mất sức lực khi sinh đẻ là rất nhiều. Do đó trước khi sinh con nên nghỉ ngơi một tuần . Cắt tóc thật ngắn, gọn gàng, vệ sinh kỹ chân, tay và chăm sóc mặt thật tốt, cho dù một vài tuần sau sinh, bạn sẽ phải mặc quần áo kín mít nhưng việc vệ sinh sạch sẽ rất tốt cho thai nhi. Chia sẻ cùng chồng những điều mình lo lắng và mơ ước về em bé sắp ra đời. Cùng người thân dọn dẹp lại nhà cửa để có thêm khoảng trống cho bé sau khi bé chào đời. Chuẩn bị ‘trọn gói đi sinh” gồm những vật dụng cần thiết cho mẹ như áo dài tay, tất, nịt bụng, khăn nhỏ loại mềm để vệ sinh đầu vú trước khi cho bé bú, bông gòn nhét tai (tránh bị ù tai sau sinh), ống hút sữa, áo ngực để cho bé bú nơi đông người (lọai có một chỗ bật ra, vừa đủ cho bé bú rất kín đáo, giúp bà mẹ trẻ không ngại ngùng nơi đông người). Và những vật dụng cho bé như khăn choàng có mũ trên đầu, tấm đắp, tấm lót chống thấm, một số áo quần, tã, que gòn vô trùng để làm vệ sinh cho trẻ mỗi khi tắm xong, gạc vô trùng, băng rốn vô trùng, bao tay, bao chân (nên dùng loại chất liệu mềm, thoáng). Học cách giữ hơi thở và rặn sinh đúng cách

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối về thể chất.

Mặc những bộ quần áo may bằng những loại vải sợi tự nhiên như cotton, linen và sáng màu để nhanh thoát mồ hôi, tạo cảm giác mát mẻ, vừa có tác dụng ngăn cản ánh nắng vốn làm bạn cảm thấy nóng bức hơn. Tắm vòi sen thường xuyên để hạ nhiệt cơ thể.

Hãy uống thật nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho ối cho bé. Hạn chế đưa muối vào cơ thể ở mức tối đa để tránh tình trạnh phù do cơ thể trữ nước.

Thường xuyên có những giấc ngủ ngắn. Thường xuyên nằm ngủ nghiêng bên trái để cung cấp đầy đủ lượng máu truyền cho thai nhi.

Thời kì này, bà bầu cũng thường xuyên bị chuột rút. Đạp chân xuống giường có thể làm giảm triệu chứng này. Kéo giãn chân trước khi lên giường, tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút.

Khi ngồi, nên ngồi tựa thẳng lưng vào thành ghế. Sau mỗi giờ ngồi liên tục, nên đứng lên đi dạo 1 vòng nhỏ cho máu lưu thông đều và tránh bị trĩ.

Nên đi bộ mỗi ngày để các cơ ở chân khỏe hơn, máu lưu thông tốt hơn; các cơ vòm bụng săn chắc rất có lợi khi sinh, đồng thời hạn chế nguy cơ làm biến dạng các ven.

hình ảnh

Đi bộ thường xuyên trong những tháng cuối giúp dễ sinh hơn

Tránh cúi người, vói tay, tránh “rặn” mỗi khi bị táo bón, vì những động tác này cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non.

Tránh đi đường xa, tránh tự lái xe đi lại một mình vì thai càng to càng khó giữ thăng bằng.

Tiêu chảy cũng là bệnh cần cảnh giác trong giai đoạn này vì khiến cơ thể mất nước dễ dẫn đến giảm lưu lượng máu tới nhau, do đó ảnh hưởng đến thai.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ càng chu đáo, càng mang đến cho bà bầu cảm giác an toàn, thoải mái và tự tin khi đi sinh.

Bà bầu nên tham khảo các bài viết sau

Chuyên mục này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thắc mắc xoay quanh vấn đề chăm sóc bà bầu để bạn có thể nắm rõ những kiến thức khi mang thai.

Ok, cùng bắt đầu nào!

Một vấn đề mà được khá nhiều chị em đó chính là việc ngửi dầu gió khi mang thai. Vấn đề này mình đã nghiên cứu rất lâu và giải đáp cho chị em ở bài viết Bà bầu ngửi dầu gió có được không ?

Chắc chắn khi mang thai chị em thường bị đau đầu và khi đau đầu chị em thường dùng cao dán vậy dùng cao dán có ảnh hưởng gì không mời các bạn cùng xem Bài Viết Này

Một vấn đề nhạy cảm mà nhiều chị em gửi mail cho mình với nội dung rằng ” bà bầu tự sướng có sao không ” và mình đã giải đáp ở bài viết Bà bầu tự sướng cao sao không mời các bạn tham khảo nhé

Rất ít bà bầu biết rằng khi mang thai tắm nắng và các vấn đề này được các chuyên gia giải đáp ở bài viết Bà bầu có nên tắm nắng hay không?

Khi mang bầu cơ thể chị em thay đổi rất nhiều đặc biệt là khi mang thai hình thành các vết nhắn. Chính vì vậy mà các chuyên gia đã nghiên cứu và đã có kết quả và bạn có thể tham khảo bài viết đó Tại Đây

Sau vài tháng mang thai chắc bạn đang lo sợ việc rặn đẻ phải không. Hãy yên tâm chúng tôi có Bài Viết Này sẽ hướng dẫn chị em cách rặn đẻ an toàn không phải đụng đến dao kéo

Bạn đã từng nghe nói đến vấn đề nằm nghiêng khi có thai chưa? Vậy bà bầu nằm nghiêng có được không đã được chúng tôi giải đáp ở Bài Viết Này

Tôi cũng từng mang thai và lúc mang thai tôi rất hay khóc và các bạn có như tôi không. Vậy bà bầu khóc có ảnh hưởng gì đến thai nhi không mời bạn hãy tham khảo bài viết Bà bầu khóc có sao không?

Cuối cùng là vấn đề ” bà bầu có được đi thăm bà đẻ không “. Bạn đã từng nghe bà bầu không nên đi thăm bà đẻ chưa và tôi khẳng định câu nói đó hoàn toàn vô lý bạn có thể xem chi tiết tại bài viết này

Bài viết này được viết bởi Đoàn Thị Mai CEO

[spoiler title=’thuật ngữ chăm sóc bà bầu’ style=’default’ collapse_link=’true’]Prenatal care, Women’s health, Health economics, Health, Health sciences, Medical specialties, Maternal health, Human reproduction, Health care, Medicine, Human pregnancy, Motherhood, Clinical medicine, Public health, Childbirth, Mammalian pregnancy, Human development, Obstetrics, Birth, Medical humanities, Women, Health policy, Childhood, Pregnancy, Midwifery, Fertility, Diseases and disorders, Sexual health, Family, Public sphere, Behavioural sciences, Human activities, Parenting, Vertebrate developmental biology, Pathology of pregnancy, childbirth and the puerperium, Obstetric ultrasonography, Prenatal development, Female mammals, Prenatal testing, Fetus, Human diseases and disorders, RTT, Life skills, Low birth weight, Preterm birth, Physical examination, Urology, Midwife, Miscarriage, Biology, Females, Ageing, Birth defect, Caesarean section, Determinants of health, Sexual reproduction, Ectopic pregnancy, Prenatal care in the United States, Life sciences, Human sexuality, Epidemiology, Reproduction, Preventive healthcare, Maternal death, Mother, Pediatrics, Intrauterine growth restriction, Ultrasound, Environmental social science, Cardiotocography, Doppler ultrasonography, Anatomy, Medical ultrasound, Gender, Amniotic fluid, Intimate relationships, Screening (medicine), Prenatal nutrition, Self-care, Spina bifida, Economics of service industries, Research,[/spoiler]

About the author

Blog Phụ Nữ

Leave a Comment