Dưỡng Da Làm Đẹp

Ngủ đủ giấc vẫn bị quầng thâm mắt phải làm sao?

Nếu bạn ngủ nhiều mà vẫn bị thâm quầng mắt thì đó không phải là bất thường. Mệt mỏi chỉ là một lí do khiến bạn bị thâm mắt. Quầng thâm dưới mắt  thường chỉ là bóng của một mí mắt nặng trĩu hoặc hoàn toàn là một dấu hiệu của sự lão hóa thông thường.

Vì sao mắt có quầng thâm, bọng mắt?

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra quầng thâm thực sự ở dưới mắt:

  • Dị ứng
  • Viêm da cơ địa (eczema)
  • Viêm da tiếp xúc
  • Mệt mỏi
  • Di truyền – quầng mắt có thể di truyền trong gia đình
  • Phân bố sắc tố không đều – đặc biệt là ở những người da màu – người da đen và người châu Á
  • Cọ xát hoặc dụi mắt
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến cơ thể sản xuất nhiều melanin hơn – một loại sắc tố tạo nên màu của da
  • Da mỏng và bị mất lớp mỡ, collagen – thường gặp do lão hóa, có thể khiến những mạch máu ở dưới mắt nổi rõ hơn

Tự chăm sóc mắt bị thâm quầng tại nhà như sau

Quầng thâm ở mắt từ nhẹ đến trung bình thường đáp ứng tốt với những biện pháp đơn giản và rẻ tiền, ví dụ như:

  • Chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng hai thìa trà lạnh hoặc một túi trà đông lạnh bọc vào một khăn mềm để tạm thời làm giãn nở và đổi màu các mạch máu ở dưới mắt.
  • Gối đầu: nâng cao đầu bằng hai hoặc nhiều chiếc gối có thể ngăn chặn sự phồng lên khi dịch ứ lại ở mi dưới.
  • Ngủ nhiều hơn: Mặc dù giấc ngủ ngắn ban đêm không phải luôn luôn gây ra quầng mắt nhưng thiếu ngủ sẽ khiến bạn trông xanh xao hơn và mắt trũng hơn hoặc quầng mắt trở nên rõ rệt hơn.

Mắt thâm quầng nên bổ sung gì?

Sắt / B12

Một nguyên nhân phổ biến của quầng thâm dưới mắt là thiếu sắt và B12. Thiếu hụt sắt cản trở việc cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể và làm giảm khả năng tái tạo da. Có thể kết hợp lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt bò nạc, gạo nâu, bột yến mạch, đậu lăng, rau bina và mận để bổ sung thêm sắt và B12.

vitamin-b12

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm không tốt như rượu bia và các nước giải khát công nghiệp, cai thuốc lá… Khi sức khỏe tổng thể được tăng cường, sự mệt mỏi và các quầng thâm cũng biến mất.

Vitamin K

Vitamin K có khả năng làm giảm quầng thâm mắt đáng kể. Vitamin K điều chỉnh sự đông máu và tăng cường sức bền của các thành mao mạch. Mao mạch bị vỡ sẽ gây rò rỉ máu tạo thành quầng thâm dưới vùng da mỏng như quầng mắt.

Vitamin K có trong các loại rau lá xanh, quả bơ, kiwi, gạo nâu, trứng, bột yến mạch, lúa mì, cây linh lăng, bột ngô, khoai lang, gan, và đậu nành.

Vitamin A

Vitamin A giúp duy trì sức khỏe của da và phục hồi các vùng da dễ bị tổn thương xung quanh mắt. Vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa, giúp hạn chế các nếp nhăn và ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến mí mắt khô, mỏi mắt, nhạy cảm với sự thay đổi ánh sáng, và góp phần làm thâm quầng mắt.

tri-tham-quang-mat

Vitamin A có nhiều trong rau lá xanh, khoai lang, cà rốt, súp bí, xà-lách, ớt đỏ, gan, bí đỏ, trứng và một số loại trái cây.

Vitamin B

Vit B làm giảm khả năng giữ nước từ đó làm giảm tình trạng mắt sưng húp, cũng như giảm quầng thâm dưới mắt.

Thực phẩm giàu các vitamin B à: quả óc chó (Vitamin B1, B6 và B7), sữa chua Hy Lạp (B2 và B5), cá hồi hoang dã (B3 và B6), rau bina (B6 và B9), và hàu (B12).

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu quầng thâm và sưng chỉ xuất hiện ở một bên mắt của bạn và dường như nặng lên theo thời gian, hãy đến gặp bác sĩ của bạn. Nếu bạn muốn có một giải pháp lâu dài hơn các kem che khuyết điểm hoặc thuốc không kê đơn, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra quầng mắt của bạn, bác sĩ có thể kê cho bạn kem bôi hoặc phối hợp các biện pháp điều trị để làm giảm hoặc xóa bỏ quầng thâm. Liệu pháp laser hoặc lột da hóa học có thể hữu ích trong một số trường hợp. Nếu chỗ trũng ở mắt gây ra quầng mắt, nó có thể được làm đầy bằng tiêm chất độn và phẫu thuật có thể hạn chế mi mắt húp lên.

Tuy nhiên, quầng thâm dưới mắt thường không phải là một vấn đề y khoa và những biện pháp tại nhà có thể là tất cả những gì bạn cần để kiểm soát tình trạng này.

About the author

Blog Phụ Nữ