Mang Thai

[ Gợi Ý ] Những Thực Phẩm Mẹ Cần Ăn Trong Xuất Thời Kỳ Mang Thai ?

Phụ nữ khi mang thai ai ai cũng mong muốn em bé của mình trong bụng khỏe mạnh, thông minh vì vậy thực phẩm cho các bà mẹ trong thời kỳ thai là yếu tố rất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé, BB-Care dịch vụ làm đẹp sau sinh xin gửi tới các mẹ bầu những thực phẩm cần ăn trong thời kỳ mang thai giúp bé yêu khỏe mạnh hơn.

Bà bầu nên ăn gì khi mang thai ?

Ok, chắc bạn đang rất lo lắng về vấn đề ” bà bầu nên ăn gì khi mang thai ” đúng không ?

Hiểu được điều đó nên chúng tôi sẽ liệt kê ra các thực phẩm có lợi cho bạn khi mang bầu!

Vậy các thực phẩm đó là gì ?

Hãy kéo xuống nhé!

Đậu

Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bé vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, đậu Hà Lan, cua và sò.

Cá hồi

Axit béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mát của em bé.

Bạn lo lắng sợ cá hồi sẽ chứa lượng thủy ngân cân? Tuy nhiên, hãy yên tâm nhé, vì cá hồi chưa lượng thủy ngân rất thấp và được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Bà bầu cần ăn đủ 350gam/tuần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, bạn có thể ăn thêm quả óc chó và hạnh nhân cũng chứa dưỡng chất omega-3.

những thực phẩm bà bầu nên ăn

Cá hồi có nhiều dinh dưỡng có lợi khi mang thai – và đây là món ăn bạn cần ăn khi mang bầu

Quả sung

Những thực phẩm “vàng” mẹ bầu cần ăn trong thai kỳ – Mẹ mang thai – Bà bầu cần biết – Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai – Những điều cần biết khi mang thai – Sức khỏe khi mang thai

Thật ngạc nhiên vì quả sung chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khoẻ mạnh. Nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong sung tương tự với sữa mẹ.

Sung chứa lượng kali cao, giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.

Quả sung dồi dào lượng chất xơ, giúp giảm bớt táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai. Enzyme proteolytic trong sung hỗ trợ hệ tiêu hoá cho người mẹ. Ngoài ra, chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.

Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non. Psoralens, một chất có trong sung có tác dụng giảm sám, nạm da cho bà bầu.

thực phẩm nên ăn khi mang thai

sung có nhiều dinh dưỡng mà bạn chưa hề biết đối với bà bầu

Ngũ cốc nguyên hạt

Gạo lức, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, yến mạch là nguồn thực phấm rất giàu chất xơ, sắt và vitamin B. Chúng ta đều biết nhóm vitamin B rất quan trọng giúp cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và tạo tiền đề để thai nhi phát triển tốt nhất.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.

Sữa chua

Canxi rất cần thiết để giữ cho xương và răng của mẹ bầu cũng như em bé khỏe mạnh nhất. Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày cũng giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Nếu thiếu canxi trong thời gian mang thai, em bé sau này sẽ rất dễ bị loãng xương.

Những thực phẩm “vàng” mẹ bầu cần ăn trong thai kỳ – Mẹ mang thai – Bà bầu cần biết – Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai – Những điều cần biết khi mang thai – Sức khỏe khi mang thai

những thực phẩm mẹ nên ăn khi mang thai

Sữa chua đóng vai trò quan trọng khi mang thai

Quả bơ

Bạn đang phải chiến đấu với những cơn ốm nghén vật vã? Hãy bổ sung bơ vào chế độ ăn hàng ngày. Bơ sẽ giúp mẹ bầu giảm nôn ói và cảm giác buồn nôn. Các mẹ bầu cần biết thêm rằng trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.

Ăn bơ hoặc sinh tố bơ khi mang thai có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, tăng sức đề kháng cho bà bầu và giúp mẹ bầu tránh mắc tiểu đường thai kỳ.

Súp lơ xanh

Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.

Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được.

Thịt nạc

Cơ thể của bạn cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.

những thực phẩm bà bầu nên ăn1

thịt nạc có rất nhiều vitamin – khoáng chất tốt cho thai nhi

Khoai lang

Khoai lang là nguồn thực phẩm dồi dào beta carotene – một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Và bạn có thể đã đọc qua rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé.

Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí. Bạn có thể thưởng thức khoai lang với những món ăn như nướng, chiên hoặc nghiền làm bánh.

Quả mọng

Các loại quả mọng được gọi là siêu thực phẩm đối với bà bầu vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C. Vai trò của chất chống oxy hóa trong thời gian mang thai có thể nhiều người chưa biết. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng này vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cho trẻ.

Nghiên cứu cũng cho thấy có một mối liến hệ giữa lượng chất chống oxy hóa và tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật – một bệnh nghiêm trọng trong thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ đặc biệt là bà bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này vào cơ thể mỗi ngày.

những thực phẩm bà bầu nên ăn

các loại quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C

Nước cam

Bạn có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.

Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.

Các loại hạt

Mặc dù có nhiều lời đồn đoán cho rằng bà bầu ăn nhiều đậu phộng sẽ làm tăng nguy cơ em bé bị dị ứng với chúng nhưng theo những nghiên cứu mới đây, nếu bạn ăn với mức độ vừa đủ thì điều này không là vấn đề trừ khi gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng với chúng.

Chúng ta nên biết rằng các loại hạt rất giàu năng lượng, protein, chất béo thiết yếu và canxi – rất tốt cho sự phát triển của răng và xương thai nhi.

Các câu hỏi bà bầu cần nắm rõ

Vâng đây là bài viết nói về các thực phẩm bà bầu nên ăn khi mang thai để thai nhi và bà mẹ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Và sau đây là các câu hỏi đã được giải đáp về vấn đề ăn uống khi mang bầu.

ok, bắt đầu thôi nào!

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được khôngBà bầu ăn vải có được khôngBà bầu có được ăn na khôngBà bầu có được ăn mít không
Bà bầu ăn xòai có được khôngNước ép nào tốt cho bà bầuBà bầu có nên ăn trứng gà khôngBà bầu có nên uống nước dừa không

Ngoài việc ăn uống đúng cách các chị em cũng nên cho thai nhi nghe nhạc để bé có thể thông minh từ lúc mới sinh, bà bầu có thể tham khảo bài viết đó Tại Đây

Bài viết này được viết bởi Đoàn Thị Mai CEO

[spoiler title=’….’ style=’default’ collapse_link=’true’] Pregnancy, Dietary supplement, Folate, Vitamin E, Essential nutrients, Health, Nutrition, Food and drink, Determinants of health, Public health, Medical specialties, Health sciences, Vitamin, Neural tube defect, Fish oil, Omega-3 fatty acid, Dietary supplements, Health care, Biologically-based therapies, Nutrient, Alcohol and pregnancy, Docosahexaenoic acid, Preterm birth, Maternal health, Medicine, Clinical medicine, Human pregnancy, Biomolecules, Fetus, Organic compounds, Dietetics, Childbirth, Prenatal development, Low birth weight, Women’s health, Vitamins, Vitamin D, Eicosapentaenoic acid, Riboflavin, Human reproduction, Vitamin C, Motherhood, Fetal alcohol spectrum disorder, Birth defect, RTT, Mammalian pregnancy, Dietary Reference Intake, Caffeine, Breastfeeding, Nutrients, Molecular biophysics, Chemical compounds, Micronutrient, Medical humanities, Food fortification, Malnutrition, Diseases and disorders, Chemical substances, Human development, Magnesium, Natural products, Diet (nutrition), Biology, Alcoholic drink, Polyunsaturated fat, Health policy, Pre-eclampsia, Multivitamin, Hydrogen compounds, Zinc, Vitamin B12, Obstetrics, Food, Reference Daily Intake, Chemistry, Liquor, Iron, Prenatal vitamins, Vitamin A, Mineral (nutrient), Maternal death, Miscarriage, Biochemistry, Pharmacology, Women, Environmental health, Chromium, Cardiovascular disease, Pantothenic acid, Choline, Epidemiology, Health economics, Stillbirth, Natural resources, Birth, Vitamin B6, Breast milk, Spina bifida, Binge drinking, Childhood, Iodine, Hypertension, Potassium, Diabetes mellitus, Chemical elements, Thiamine, Zinc deficiency, Calcium, Infant, Asthma, Mother, Disease, Fluoride, Public sphere, Risk, Vegetable, Cancer, Pediatrics, Water, Drink, Food energy, Pathology of pregnancy, childbirth and the puerperium, Sodium,[/spoiler]

About the author

Blog Phụ Nữ

Leave a Comment