Ở độ tuổi sơ sinh nhất là giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, thường gặp phải rất nhiều những tình trạng không ổn định về mặt sức khỏe như: ho khan, nóng sốt, tiêu chảy và nhất là tình trạng trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi. Một bệnh lý thường gặp khiến cho rất nhiều bà mẹ phải đau đầu. Mụn trắng ở vùng lợi hay khoang miệng tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng lại có những trở ngại đến việc ăn uống, sinh hoạt của các con. Những bà mẹ cần xử lý kịp thời để tránh gây khó chịu cho trẻ, đồng thời tập xây dựng những thực đơn khoa học để phòng tránh những trường hợp này có thể xảy ra.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn trắng trên mặt
Trẻ sơ sinh là độ tuổi lý tưởng để các căn bệnh về tay chân miệng tấn công. Sức đề kháng yếu ớt của các con là miếng mồi ngon để rất nhiều loại vi khuẩn có hại khác nhau dòm ngó. Nếu không tập thói quen vệ sinh cá nhân sao cho sạch sẽ, khoa học rất có thể sẽ vướng phải những loại bệnh khác nhau.
Trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi thường rất dễ phát hiện, thông quá quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bé. Các mẹ sẽ thấy những hạt mụn trắng có mủ hoặc li ti xuất hiện thưa thớt trên thành nứu, dưới chân răng hoặc phía trong của thành miệng. Những nốt mụn trắng này làm các con bỏ bú, quấy khóc. Có tình trạng sẽ nhiễu nhiều nước miếng do khó chịu.
Nguyên nhân chính của việc trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi theo các chuyên gia hàng đầu về bệnh lý trẻ em ở Bệnh viện Nhi đồng II thì có thể do váng sữa bị kẹt lại, ở độ tuổi từ một tuần tuổi đến 2 tháng. Việc vệ sinh không kỹ khiến cho vi khuẩn lợi dụng độ ẩm và môi trường trong khoang miệng trẻ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Hoặc nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc trẻ bị nhiễm một loại nấm có tên là Candida Albicans, chúng trú ngụ nơi có điều kiện thuận lợi như khoang miệng và lợi dụng sức đề kháng của các con còn rất yếu, có khả năng lây lan mụn trắng rất cao.
Với thời tiết nắng nóng như Sài Gòn hiện nay, các con cũng rất dễ bị nổi mụn trắng ở lợi do ảnh hưởng của sự gia tăng nhiệt độ, dẫn đến bị nhiệt miệng, hậu quả của việc nóng sốt. Hay có thể bắt nguồn từ việc viêm nứu, viêm vòm họng hoặc do thiếu một số chất dinh dưỡng không có được từ sữa mẹ.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ dụng cụ hỗ trợ cho việc bú sữa mà mẹ chọn cho con. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hoặc khử trùng bằng nước sôi, dùng liên tục từ ngày này qua ngày khác sẽ gây ra tình trạng mất vệ sinh. Nhiều bà mẹ vì muốn con cai sữa nên đã bôi những loại dung dịch khác nhau lên núm vú.
Cách chữa mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi, các mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Đồng thời xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và hạn chế tình trạng bùng phát viêm nhiễm. Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi như tình trạng nhiệt miệng. Bác sĩ sẽ phát một loại thuốc để phụ huynh mang về lưỡi cho con. Thuốc được chấm vào một miếng gạc, và trực tiếp vào vùng nứu, lưỡi và khoang miệng một ngày từ 2 đến 3 lần, sau khi bú hai tiếng. Để tránh khỏi tình trạng khó chịu, đắng ở vùng miệng khiến trẻ không chịu bú.
Nếu như sau khi được chẩn đoán, mà tình trạng sức khỏe không bị liệt vào những bệnh quá nghiêm trọng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của y khoa, bạn có thể kết hợp một số bài thuốc dưới đây. Vừa an toàn vừa hạn chế sử dụng thuốc tây có thể gây nóng và chán ăn ở trẻ.
Sử dụng mật ong hay lá bạc hà…cho trẻ bị nổi mụn trắng ở lợi:
Đây được xem là bài thuốc dân gian hữu hiệu nhất khi trẻ bị nổi mụn trắng, viêm nhiễm ở vùng lợi. Phụ huynh có thể cho cháu ngậm mật ong, uống nước mật ong pha với nước ấm, sử dụng dung dịch này để rà miệng hoặc dùng tăm bông chấm trực tiếp vào những mụn trắng giảm tính nhiệt của mụn viêm.
Nếu có thể, mọi người có thể sử dụng lá bạc hà, lá trà xanh, lá rau ngót. Có thể nấu lên cho trẻ ngậm trong 5 phút sau đó súc miệng sạch sẽ hoặc nếu có thời gian thì xay nhuyễn đắp lên vết viêm. Bạn hoàn toàn yên tâm vì nếu trẻ có nuốt những loại là thì cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Sử dụng mè đen hoặc nước khế chua khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn trắng ở lợi:
Khế và mè đen là một trong những phương pháp trị mụn trắng ở vùng miệng được nhiều bác sĩ khuyên dùng tại nhà nhất. Khế tươi đem đun lấy nước, để nguội cho trẻ ngậm hai đến 3 lần một ngày sẽ làm lành miệng vết thương, khiến cho vết mụn khô lại không bị chảy mủ. Riêng nước mè đen có thể đem đun sắc lấy nước uống khoảng 50ml mỗi ngày, sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm lập tức.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị nổi mụn trắng ở nướu răng
Trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn có thể phòng ngừa được để tránh ảnh hưởng không tốt đến việc sinh hoạt, ăn uống và vui chơi của trẻ
Cung cấp một chế độ ăn uống khoa học:
Nếu trẻ đang ở giai đoạn còn bú sữa việc ăn uống khoa học nên được xây dựng nghiêm túc cho người mẹ. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất duy nhất cho con trẻ, nên người mẹ cần hạn chế ăn ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có cồn hay nhiều gas để tránh gây nhiệt cho sữa. Sữa nóng có thể làm trẻ mắc các bệnh nhiệt miệng, viêm nhiễm ngoài ra còn ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ. Tốt nhất nên uống nhiều sữa, ăn nhiều đạm protein và ăn nhiều rau quả tươi mát.
Vệ sinh răng miệng và dụng cụ sạch sẽ:
Nhiều bà mẹ thường cho rằng, vì trẻ không ăn thực phẩm nên không cần vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, chính quá trình cặn sữa đọng lại trong khoang miệng đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh ra bệnh. Có thể cho trẻ súc miệng bằng các loại nước chuyên dùng cho trẻ em. Thường xuyên vệ sinh núm ngụm của bình sữa, các dụng cụ đồ chơi và quần áo của trẻ.
Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay từ bây giờ để bảo vệ cho con bạn thật tốt về mặt sức khỏe và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị mụn trắng ở lợi.
Mẹ Chú Ý : Không phải trẻ sơ sinh mắc phải một căn bệnh này đâu mà trẻ còn gặp phải rất nhiều bệnh khác nhau. Vì thế tôi đã liệt kê ra Các Bệnh Hay Mắc Phải Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Chữa Trị An Toàn để bạn có thể tham khảo.
Bài viết này được viết bởi Đoàn Thị Mai CEO
Leave a Comment
You must be <a href="https://blogphunu.vn/wp-login.php?redirect_to=https%3A%2F%2Fblogphunu.vn%2Ftre-so-sinh-bi-mun-trang%2F">logged in</a> to post a comment.