Trẻ Nhỏ

Trẻ Sơ Sinh Thở Mạnh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

 Nếu xuất hình tình trạng trẻ thở mạnh và liên tục thì các mẹ cần làm gì để đảm bảo an toàn? Đây là những chủ đề được nhiều bà mẹ trẻ hiện nay đặc biệt quan tâm. Vì thế, nếu bạn cũng đang lo ngại về vấn đề này thì hãy cùng đi tìm lời giải đáp ngay bây giờ. Chắc chắn bạn sẽ có cho mình những thông tin bổ ích để bảo vệ trọn vẹn sức khỏe cho .

 

tre-so-sinh-tho-manh

các mẹ đã phải biết làm gì khi trẻ sơ sinh thở mạnh chưa ?

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh thở mạnh

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh thở mạnh là do đâu?

Đối với trẻ sơ sinh, nhịp thở của các bé khác rất nhiều so với người lớn bình thường. Thay vì thở từ 12 cho đến 20 lần/phút thì các bé lại thở từ 40 đến 60 lần/phút. Vì thế nếu vượt quá chu kỳ này tức là bé đang có dấu hiệu thở mạnh hơn bình thường. Mà thông thường khi trẻ sơ sinh thở mạnh do nhiều nguyên nhân tác động với nhau. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể như sau:

Trẻ sơ sinh thở mạnh do cảm cúm

Cảm cúm là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến khiến trẻ có dấu hiệu thở mạnh. Bởi vì khi trẻ bị cảm sẽ làm cho nước mũi chảy nhiều khiến mũi bị nghẹt. Lúc này hệ thống hô hấp của trẻ bị cản trở và khó lưu thông oxy. Từ đó, bé bắt đầu trẻ sơ sinh thở bụng phập phồng và hơi thở khá nặng.

Trẻ sơ sinh thở mạnh sau khi bú

Sau khi bú làm bé thở mạnh cũng là điều thường gặp phải. Bởi lẽ, khi bú bé có biểu hiện là nín thở để mút sữa được nhanh hơn. Nếu như bé nín thở lâu quá, sau khi bú xong  bé cần phải lấy hơi thật sâu để duy trì hô hấp. Lúc này bé sẽ thở hổn hển và phần bụng có dấu hiệu phập phồng.

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi sốt

Bé cưng đang bị sốt cũng có thể xảy ra trường hợp thở mạnh và nhanh. Bởi vì cơ thể bé rất mệt mỏi, mọi thứ đều chậm trễ và đau mỏi. Từ đó, việc lấy hơi cũng trở nên khó khăn hơn và bé cần phải thở nhanh, mạnh để cung cấp oxy.

tre-so-sinh-tho-manh-1

trẻ sơ sinh thở mạnh

Trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè

Đây được xem là nguyên nhân bên trong làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thở mạnh. Bởi lẽ dấu hiệu thở khò khè chứng tỏ cơ thể bé đang bất ổn ở một số chỗ. Và biểu hiện ấy chứng tỏ bé đang mắc bệnh nào đó, ví dụ như nhiễm vi rút hay hen suyễn. Hoặc cũng có thể do trẻ bị viêm đường hô hấp

Một khi thở mạnh và nhanh chính là khi khu vực nào đó trong cơ thể bé bị tắc nghẽn. Nếu bé dùng sức để thở ra sẽ kèm theo hơi thở nặng và phát ra tiếng khò khè.

Nên làm gì khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh ở  bụng?

Như cũng đã nói trên, trẻ sơ sinh thở mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều khi đó còn là những biểu hiện khi cơ thể trẻ có sự bất ổn. Vì thế trong những trường hợp như vậy, các mẹ cần làm như sau:

Quan sát nhịp thở của bé

Quan sát nhịp thở chính là điều đầu tiên các mẹ cần phải làm. Bởi lẽ dựa vào đó, các mẹ có thể biết tình trạng sức khỏe của bé nhà mình ra sao. Trong trường hợp bình thường các mẹ có thể dùng bình xịt thông mũi giúp bé cải thiện hơi thở. Hoặc các mẹ có thể làm mát cho bé bằng những thảo dược tự nhiên, nhất là khi bé nóng.

Tuy nhiên tốt nhất các mẹ khoan cho bé sử dụng bất kỳ một loại thuốc mặc định nào. Thay vào đó các mẹ nên ôm trẻ và ghé sát vào lòng để đếm nhịp thở khi trẻ không khóc. Điều này sẽ giúp các mẹ nhận định được những tình huống đặc biệt.  Đồng thời đảm bảo an toàn cho bé 100%.

Cụ thể các mẹ nhẹ nhàng vén áo bé lên khỏi phần ngực và theo dõi vùng bụng và ngực. Mỗi lần bé thở, các mẹ nhớ đếm trong vòng 1 phút để tính từng nhịp một xem được bao nhiêu. Đặc biệt, để đảm bảo chính xác các mẹ cần đếm lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu trẻ thở mạnh hơn nhịp quy định các mẹ cần đưa đến bác sĩ. Ví dụ như trẻ từ 2 tháng tuổi nhịp thở hơn 60 lần/phút, trẻ 2 đến 11 tháng là 50 lần/phút và 12 đến 60 tháng là 40 lần/phút.

quan sát nhịp thở của bé

hãy quan sát nhịp thở của bé nhé các mẹ

Khi trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng cần đến bác sĩ

Ngoài việc quan sát và đếm nhịp thở của trẻ như thế nào thì nên đến bác sĩ. Các mẹ cần quan sát xem biểu hiện bên ngoài của bé một cách chi tiết. Trong đó chẳng hạn như lỗ mũi của bé có bị phồng lên không? Khi lắng nghe hơi thở, bé có phát ra tiếng gì rít nhẹ hay không?

Đặc biệt, nếu cơ ngực của bé co bóp quá nhiều lần, da xanh tím, thâm môi,…các mẹ đừng làm gì nữa mà nhanh đến với cơ sở y tế. Bởi vì những biểu hiện nay chính là khi máu trong cơ thể bé không được nhận đủ lượng oxy từ phổi. Hoặc là cơ thể bé đang mắc một số bệnh nào đó vô cùng nghiêm trọng.

Có thể khẳng định rằng khi vừa mới chào đời, nhịp thở của trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, các mẹ cần quan tâm đặc biệt hơn về tất cả các tình

Có thể khẳng định rằng khi vừa mới chào đời, nhịp thở của trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, các mẹ cần quan tâm đặc biệt hơn về tất cả các tình huống khi trẻ sơ sinh thở mạnh. Như vậy thì mới đảm bảo được tính an toàn tuyệt đối cho trẻ sau này.

Nên Xem: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cáchTrẻ sơ sinh phát triển như thế nào là bình thường?

Bài viết này được viết bởi Đoàn Thị Mai CEO 

About the author

Blog Phụ Nữ

Leave a Comment