Thực đơn ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng kiểu Nhật tốt nhất
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là thực đơn được các mẹ tìm hiểu nhiều nhất trong các thực đơn ăn dặm của các bé. Trong thực đơn được phối hợp các loại thực phẩm khác nhau và phù hợp với từng giai đoạn mà trẻ đang phát triển. Vì vậy mà trẻ cảm thấy kích thích vị giác hơn giúp trẻ ăn ngon miệng, thúc đẩy tiêu hóa tốt và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Dưới đây, Blogphunu.vn sẽ chia sẻ cho bạn những thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng đơn giản dễ làm và giàu dưỡng chất, kích thích bé ăn ngon miệng. Hãy cùng tham khảo ngày cho bé nhà mình nhé.
Tổng quát những điều cần biết khi chuẩn bị thực ơn ăn dặm cho bé
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp và công thức thực đơn cho bé ăn dặm. Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm truyền thống là 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất. Vậy nên các mẹ vẫn đang phân vân không biết chọn cho bé của mình kiểu ăn dặm nào cho phù hợp. Với mỗi phương pháp ăn dặm thì luôn có những ưu nhược điểm vượt trội riêng và cả cách thực hiện cũng khác nhau.
Thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật là 1 phương pháp ăn dặm mà các mẹ rất chú ý với sự tiến bộ và khoa học. Mục tiêu của cách ăn dặm này là tập cho bé ăn uống thông minh, ăn thô được và tìm thấy niềm vui trong ăn uống. Ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích các mẹ tập cho bé cách tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn và hình thành những hành vi tốt.
Những nguyên tắc gồm có:
- Lượng thức ăn tối đa là 1 bữa/ngày. Ở giai đoạn đầu, bé mới tập làm quen với các thức ăn mới, mẹ nên tập cho bé ăn từ ít dần dần lên nhiều. Đừng quá áp lực vào khẩu phần ăn của con, điều quan trọng nhất là giúp trẻ thấy thích thú với niềm vui ăn uống
- Không nên cắt luôn khẩu phần sữa của bé, vì trường hợp nếu bé không hợp tác ăn dặm với mẹ khi chưa quen và thèm sữa thì đừng quá thúc ép bé. Bạn nên giảm dần dần lượng sữa mỗi ngày và chờ đợi thêm một vài ngày sau rồi thử cho bé ăn dặm trở lại.
- Các bé từ 6 đến 7 tháng tuổi vẫn giữ khẩu phần 500ml – 600ml sữa mỗi ngày là việc bắt buộc. Các mẹ đừng quên rằng sữa mẹ và sữa công thức chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Độ thô của các loại cháo được nấu theo công thức với tỷ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước)
- Các chất đạm tiêu chuẩn từ 5 – 15 gram. Ví dụ như các loại thịt cá trắng, ít béo, các loại đậu phụ, trứng và lưu ý trứng chỉ lấy phần lòng đỏ.
- Trong 6 tháng đầu, các dấu hiệu dị ứng thực phẩm chưa xuất hiện. Các mẹ nên lưu ý các loại hạt không nên sử dụng.
- Các loại cá nên nấu từ 5 – 30 gram như là gạo, bột gạo, bánh mì, mì
- Khi chế biến các món ăn dặm cho trẻ, không nên sử dụng muối và đường quá nhiều. Ngoài ra các loại hải sản hay phô mai, thực phẩm hun khói có lượng đạm cao, dễ gây khó tiêu cho bé.
Phân loại các nhóm thực phẩm cho bé làm quen theo thứ tự
-
Nhóm I: Chủ yếu là các dạng cháo loãng
Bắt đầu cho bé từ các loại cháo trắng nghiền nhỏ, hoặc các dạng bột ăn dặm uy tín trên thị trường
-
Nhóm II: Tập trung vào rau củ, quả
Các loại rau củ như khoai lang, cà rốt, khoai tây, bí đỏ, chuối, bông cải xanh, rau chân vịt …
-
Nhóm III: Các loại thực phẩm như thịt
Cho bé sử dụng thịt gà, thịt nạc lợn, thịt bồ câu hoặc là thịt cá trắng, …
Các giai đoạn độ thô trong thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn
Trẻ ăn dặm theo thực đơn kiểu Nhật bắt đầu làm quen có thức ăn loãng y (tỉ lệ một phần gạo 10 phần nước) chứ không ăn bột hay cháo xay nhuyễn. Sau đó độ thô của cháo sẽ nâng cao dần theo độ tuổi của các bé. Theo kinh nghiệm của các mẹ Nhật, bí quyết tăng dần độ thô của thức ăn giúp tập cho trẻ các phản xạ mang điều kiện, rẻ cho hệ tiêu hóa và hành vi ăn uống của trẻ. Thức ăn được tăng dần độ thô giúp cho dạ dày của trẻ mang sự tiếp nhận và khiến quen mang cường độ khiến cho việc 1 cách từ từ, giúp trẻ mang một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ngoại trừ ra việc tăng dần độ thô của thức ăn còn làm trẻ với phản xạ nghiền và nhai từ sớm, cơ hàm hoạt động rộng rãi hơn tác động đến những dây thần kinh, góp phần giúp cho trí não trẻ tăng trưởng.
Hình ảnh độ thô thức ăn của bé theo từng giai đoạn:
Các công thức thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 – 6 tháng kiểu Nhật chi tiết
1.Độ cứng cơ bản của thức ăn
Trong quá trình này các bé sử dụng chưa được tốt, lưỡi cử động thấp, lưỡi chỉ sở hữu thể cử động ra phía trước và phía sau. Vì vậy mẹ phải chế biến thức ăn ở trạng thái lỏng như canh/súp, các món ử dạng lỏng mịn dễ nuốt, để cho thức ăn chuyển động dễ dàng trong miệng. Cho các bé ăn trong lúc đói, mỗi ngày một lần trước giờ cho bé bú sữa, bắt đầu bằng cháo với tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) đã rây mịn, thử cho bé từ một thìa. Mới đầu mỗi ngày chỉ cần cho bé ăn 1 chiếc thực phẩm.
Đây là cơ bản thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mới chập chững bắt đầu tập ăn dặm. Vì khoảng thời gian không cách xa nhau là mấy, nên đối với các bé lớn hơn thì thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cũng có thể áp dụng được
2.Độ thô của thức ăn:
- Cháo loãng: Được nấu theo tỉ lệ 1:10 rây qua lưới mịn. Rây khoảng 2 đến 3 lần cho thật mịn sao cho không còn hạt gạo, tiếp tục cho thêm nước dashi để làm loãng cháo hơn. Lúc bé đã quen dần với việc ăn cháo, thì giảm số lần lượt rây xuống đồng thời cũng giảm lượng nước dashi để giảm độ loãng của cháo.
- Các loại củ, quả: Các mẹ rửa sạch, luộc mền rồi rây nghiền khi còn nóng. Khi các loại củ quả còn nóng sẽ dễ nghiền hơn, sau đó cho thêm nước dashi vào để làm sánh.
- Rau: Đối với rau thì chúng ta chỉ chọn lấy phần lá, rửa sạch rồi cũng luộc mềm. Thái rau theo hai chiều ngang và dọc, các loại ra nhỏ quá thì không thái cũng được. Cuối cùng nghiền qua rây cho đến khi mịn.
- Cá thịt trắng: Sau khoảng 3 tuần bé đã quen với ăn dặm kiểu này, các mẹ có thể cho bé cá thịt trắng (như cá tuyết, cá bơn, cá lưỡi trâu). Chế biến sạch, hấp rồi bỏ da và xương, thêm nước rây nghiền nhuyễn đến mịn.
- Số lần ăn: Sau 1 tháng, thực đơn cho lượng bé ăn nên được tăng lên thì chuyển 1 ngày tăng thêm 1 bữa phụ buổi chiều.
- Lượng ăn trong 1 lần: Tinh bột với cháo là tỉ lệ 1:10 từng thìa một. Rau củ quả: các mẹ cho bé ăn từng thìa một. Chất đạm có thể là 1 thìa đậu phụ hoặc 1 thìa cá thịt trắng.
3. Một số món tham khảo cho các bé
- Cà rốt nghiền mịn
Cà rốt là loại thực phẩm giúp cho bé tráng ruột hoặc giúp tăng phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Đồng thời cà rốt chứa nhiều carotene có lợi cho sự phát triển cho bé 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm.
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê cà rốt nghiền mịn
1 thìa cà phê nước dashi
Cách làm: Cà rốt rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn
Trộn cà rốt nghiền sẵn chung với nước dashi rồi cho bé ăn lần lượt.
- Bí đỏ nghiền mịn
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, giàu vitamin A và axit hữu cơ giúp hỗ trợ tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê Bí đỏ nghiền mịn
1 thìa cà phê nước dashi
Cách làm: Bí đỏ rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn.
Trộn bí đỏ đã nghiền sẵ chung với nước dashi rồi cho bé ăn lần lượt
- Khoai tây nghiền mịn
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, giàu vitamin A và axit hữu cơ giúp hỗ trợ tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê khoai nghiền mịn
1 thìa cà phê nước dashi
Cách làm: Khoai tây rửa sạch, hấp chín mềm sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn.
Trộn khoai tây đã nghiền sẵn chung với nước dashi rồi cho bé ăn lần lượt
Các công thức thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 tháng kiểu Nhật chi tiết
-
Độ cứng cơ bản của thức ăn
Giai đoạn này mẹ thay đổi với chế độ cháo trắng loãng theo công thức tỷ lệ 1: 7 rồi rây mịn, trộn nước Dashi như lúc 6 tháng.
Bé với khả năng có thể nghiền thức ăn bằng lưỡi và hàm trên, cử động giống như lúc ta đang càu nhàu. Dần dần cho thêm các thức ăn dạng hạt sở hữu độ cứng giống như đậu phụ. các chiếc rau củ mẹ mang thể nghiền mịn và cho bé ăn cộng. Ở công đoạn này, mẹ có thể bổ sung thịt, cá, trứng vào thực đơn của bé để cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cho bé được hấp thụ nhiều hơn.
Độ cứng: Giống đậu phụ, đây là dấu hiệu chuyển từ giai đoạn nuốt chửng sang quá trình nhai trệu trạo. Bé bắt đầu di chuyển lưỡi, đẩy thức ăn vào sâu trong miệng và nuốt chửng tốt. Và với xu thế ham ăn hơn so với lúc đầu ăn dặm. ko kể cháo ra, các thức ăn mà bé mang thể ăn được như rau, cá thịt trắng đang rộng rãi lên, thời gian ăn dặm đã ổn định.
-
Độ thô của thức ăn:
– Cháo loãng nấu theo tỉ lệ 1:7 (1 gạo, 7 nước). Nửa đầu quá trình 2, nấu cháo 1:7 chín mềm xong rây 8 phần rây cho mịn. Rồi lấy 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Nửa sau quá trình 2 thì các mẹ chỉ cần nấu cháo 1:7 xong chỉ cần nghiền thô bằng thìa.
– Củ quả: Nửa đầu quá trình hấp/luộc mềm, 8 phần rây, 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Nửa sau quá trình các mẹ chỉ nên nghiền thô, nếu mà muốn để lại hình dạng của thức ăn thì thái hạt lựu, luộc mềm như đậu phụ, tức là mang thể nghiền nát bằng một lực nhỏ.
– Rau: Nửa đầu quá trình luộc thật mềm rồi đem đi băm nhuyễn. Nửa sau quá trình luộc mềm, các mẹ chỉ cần cắt nhỏ cả 2 chiều ngang và dọc của rau rồi cho bé ăn.
– Cá, thịt trắng: Cá hấp/luộc, bỏ da và xương rồi miết tơi trên bàn mài đinh lúc còn nóng, sau sở hữu thể gỡ thô bằng dĩa. Đối với thịt, dù băm nhuyễn nhưng cấu trúc thịt vẫn ko tơi mềm bằng cá thì bạn với thể 8 phần rây, 2 phần còn lại giữ nguyên cấu trúc, sau dần dần giảm lượng rây.
- Số lần ăn: Sau 3 tháng, thực đơn cho lượng bé ăn nên được tăng lên thì chuyển 1 ngày tăng thêm 2 bữa, 1 bữa buổi sáng và 1 bữa buổi chiều tối.
- Lượng ăn trong 1 lần: Tinh bột với cháo là tỉ với lượng 50-80 gam từng bữa một. Rau củ quả: các mẹ cho bé ăn từ 20 – 30 gam. Chất đạm có thể là 1 thìa đậu phụ hoặc cá thịt trắng.
Từ 50 -70 gram,.
-
Một số món tham khảo cho các bé
– Cháo khoai lang nghiền
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê Cháo trắng nghiền mịn
1 củ khoai lang vừa hoặc 2 thìa cà phê khoai lang nghiền
Cách làm: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt khúc vừa rồi ngâm qua nước.
Hấp chín sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn
Dùng 2 thìa cà phê Cháo trắng nghiền mịn cùng với khoai lang đã nghiền, quấy lên cho hỗn hợp cháo quyện vào nhau đến lúc sôi lên là được.
- Cháo Đậu hà lan nghiền
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê Cháo trắng nghiền mịn
Đậu hà lan 30g
Cách làm: Đậu hà lan rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn
Đậu hà lan rửa sạch. Luộc hoặc hấp đến chín mềm sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn
Trộn cháo chung với đậu hà lan nghiền cho bé ăn lần lượt từng từng muỗng một
.
- Cháo rau chân vịt
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê Cháo trắng
2 thìa cà phê Rau chân vịt nghiền mịn
Cách làm: Cháo nấu nhừ, nghiền cháo mịn rồi cho vào bát 2 thìa cà phê
Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc hoặc hấp đến chín mềm sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn
Trộn cháo chung với rau cho bé ăn lần lượt từng từng muỗng một
- Cháo tôm củ dền
Các loại tôm đồng rất giàu canxi nhưng đối với trẻ 6 tháng tuổi thì nên thử ăn tôm biển, tôm sú từ ít tới nhiều để xem trẻ có bị dị ứng với nhóm thực phẩm này không.
Nguyên liệu: 3 thìa cà phê Cháo trắng
2 thìa cà phê Củ dền nghiền mịn
1-2 con tôm xay/nghiền mịn
Cách làm: Cháo nấu nhừ, nghiền cháo mịn rồi cho vào bát 2 thìa cà phê
Củ dền rửa sạch, gọt vỏ. Luộc hoặc hấp đến chín mềm sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn
Tôm hấp hoặc luộc qua, bóc vỏ sạch sẽ sau đó xay nhuyễn mịn.
Cho cháo và tôm, củ dền lên bếp khuấy đều rồi cho đều nhau là được
- Cháo cà rốt thịt gà
Thịt gà lành tính, vị ngọt rất thích hợp cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Các mẹ chú ý nên bắt đầu cho con ăn bằng phần thịt ức gà, vì phần thịt này mềm và giàu dinh dưỡng.
Nguyên liệu: 3 thìa cà phê Cháo trắng
2 thìa cà phê Cà rốt nghiền
2 thìa cà phê Ức gà xay/nghiền mịn
Cách làm: Cháo nấu nhừ, nghiền cháo mịn rồi cho vào bát 2 thìa cà phê
Cà rốt rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền qua rây hoặc xay mịn
Ức gà hấp chín, bóc vỏ sạch sẽ sau đó xay nhuyễn mịn.
Cho cháo và thịt ức gà, cà rốt đã xay mịn lên bếp khuấy đều rồi cho đều nhau là được.
-
Cháo trắng hạt sen
Nguyên liệu: 3 thìa cà phê Cháo trắng
Hạt sen dùng 30g
Sữa công thức/nước 60ml
Cách làm: Cháo nấu nhừ, nghiền cháo mịn rồi cho vào bát 2 thìa cà phê
Hạt sen rửa sạch, lấy bỏ tâm, rồi luộc cho chín mềm. Sau đó, nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới cho thật mịn.
Sữa công thức pha như tỷ lệ hàng ngày, rồi trộn cùng với hạt sen nghiền đã nghiên lúc trước.
Mẹ có thể tận dụng nước hầm hạt sen để nấu chè hoặc nấu nước dùng cho bé cũng được nhé
Cho cháo và hạt sen đã xay mịn lên bếp, chế thêm sữa công thức/nước rồi khuấy đều rồi cho đều nhau là được.
-
Cháo súp lơ xanh thịt heo bằm
Nguyên liệu: 3 thìa cà phê Cháo trắng
Súp lơ xanh dùng 30g
Thịt bằm dùng 20g
Cách làm: Cháo nấu nhừ, nghiền cháo mịn rồi cho vào bát 2 thìa cà phê
Súp lơ rửa sạch, chỉ dùng phần bông rồi luộc cho chín mềm. Sau đó, đem xay nhuyễn cho mịn.
Thịt heo cắt nhỏ rồi luộc chín, bằm hoặc xay nhuyễn
Cho cháo và bông cải xanh, thịt heo đã xay mịn lên bếp, chế thêm nước rồi khuấy đều rồi cho đều nhau là được.
Công thức ăn dặm kiểu Nhật cho bé tháng trong 25 ngày đầu tiên
-
Ngày thứ 1:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 và Nước lọc
-
Ngày thứ 2:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 và Nước lọc
-
Ngày thứ 3:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 và Nước lọc
-
Ngày thứ 4:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 + Dashi và Bí đỏ nghiền
-
Ngày thứ 5:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 + Dashi.
Bí đỏ rửa sạch, sau đó gọt vỏ. Đem đi hấp chín rồi nghiền mịn cho bé ăn
-
Ngày thứ 6:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 + Dashi.
Bí đỏ nghiền kết hợp với sữa mẹ. Bí đỏ rửa sạch, sau đó gọt vỏ. Đem đi hấp chín rồi nghiền mịn mix với sữa mẹ cho bé ăn
-
Ngày thứ 7:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 + Dashi và Bí đỏ nghiền
-
Ngày thứ 8:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 + Dashi.
Rau ngót rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi cho bé ăn kết hợp với cháo
-
Ngày thứ 9:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10 + Dashi và Nước lọc.
Rau ngót rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi cho bé ăn kết hợp với cháo
-
Ngày thứ 10:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây rau ngót. Cháo trắng nấu mềm rồi rây mịn kết hợp với nước dashi. Rau ngót rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi cho bé ăn kết hợp với cháo
-
Ngày thứ 11:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây 1:10, Nước dashi, Thịt heo luộc chế biến sạch, xay thật mịn cho bé dễ tiêu hóa.
Cải bó xôi rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi cho bé ăn kết hợp với cháo
-
Ngày thứ 12:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng dashi và Cải bó xôi nghiền mix Thịt heo luộc.
Thịt heo luộc chế biến sạch, xay thật mịn cho bé dễ tiêu hóa.
Cải bó xôi rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi cho bé ăn kết hợp với cháo
Ăn tráng miệng: Chuối nghiền
-
Ngày thứ 13:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo táo nghiền.
Thịt heo luộc chế biến sạch, xay thật mịn cho bé dễ tiêu hóa.
Cải bó xôi rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi cho bé ăn kết hợp với thịt heo tăng thêm hương vị mới lạ cho bé
-
Ngày thứ 14:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo rây Cải bó xôi nghiền nấu cùng thịt heo luộc
Tráng miệng: Bơ chuối nghiền nhuyễn
-
Ngày thứ 15:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng và Thịt heo luộc.
Cà rốt rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi cho bé ăn kết hợp với cháo
Tráng miệng: Táo hấp nghiền mịn – Táo rửa sạch, gọt vỏ rồi mang đi hấp. Trong lúc còn nóng thì nghiền táo dễ hơn khi để nguội
-
Ngày thứ 16:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng
Cà rốt nghiền nấu cam – Cà rốt rửa sạch, đem đi xay nghiền mịn rồi kết hợp với nước cam. Món ăn dậy lên vị giác cho bé thích thú hơn
Tráng miệng: Táo hấp nghiền mịn – Táo rửa sạch, gọt vỏ rồi mang đi hấp. Trong lúc còn nóng thì nghiền táo dễ hơn khi để nguội
-
Ngày thứ 17:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo cà rốt daishi nghiền
Tráng miệng: Đu đủ nghiền mịn – Đu đủ chín gọt vỏ, nghiền phần thịt cho bé
-
Ngày thứ 18:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng và Thịt heo luộc,
Su su luộc nghiền mịn – Su su rửa sạch, gọt vỏ rồi mang đi hấp. Trong lúc còn nóng thì nghiền su su dễ hơn khi để nguội
Tráng miệng: Chuối cắt lát mỏng
-
Ngày thứ 19:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng rây và Su su luộc nghiền.
Su su luộc nghiền mịn – Su su rửa sạch, gọt vỏ rồi mang đi hấp. Trong lúc còn nóng thì nghiền su su dễ hơn khi để nguội
Tráng miệng: Chuối nguyên trái
-
Ngày thứ 20:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng rây.
Su su luộc nghiền mịn – Su su rửa sạch, gọt vỏ rồi mang đi hấp. Trong lúc còn nóng thì nghiền su su dễ hơn khi để nguội
Tráng miệng: Chuối nguyền sốt cam
-
Ngày thứ 21:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng với cà rốt nghiền, ăn kèm với chuối cắt lát mỏng
-
Ngày thứ 22:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo bí đỏ nấu cùng bông cải xanh
-
Ngày thứ 23:
Cho bé ăn theo thực đơn Cháo trắng với bí đỏ nghiền, bông cải xanh xay nhuyễn
-
Ngày thứ 24:
Cho bé ăn theo thực đơn Sinh tố thanh long đỏ, ăn kèm là Bánh Gerber
Lưu ý: Các mẹ có thể thay đổi các khẩu phần ăn đa dạng hơn, các loại cháo hay trái cây theo mùa phù hợp với tháng tuổi của tháng tuổi của trẻ. Có thể thay đổi theo sở thích của bé để kích thích sự thích thú cho trẻ, nhưng cũng nên duy trì nhiều món cho bé thử và tạo cho bé thói quen ăn được nhiều món.
Trên đây là một số gợi ý cho thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dựa theo những yêu cầu mà Viện Dinh dưỡng đưa ra để cung cấp đầy đủ tất cả các chất cho các bé. Blogphunu.vn mong rằng qua các gọi ý này, các mẹ có thể dễ dàng và tự tin hơn cùng con bắt đầu tiếp tục hành trình mới.
Các mẹ cũng có thể tham khảo những món ăn dặm cho bé 8 tháng ở đây nhé!
Leave a Comment
You must be <a href="https://blogphunu.vn/wp-login.php?redirect_to=https%3A%2F%2Fblogphunu.vn%2Fthuc-don-an-dam-cho-be-6-7-thang%2F">logged in</a> to post a comment.